VI THỊ LAN ANH
CỦA CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Yên Bá
Từ đầu năm 2020 đến nay là năm mà Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái có nhiều hoạt động tổ chức thực hiện Đề án văn hóa ứng xử trường học. Kết quả là 95% cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ công đoàn các trường học trên địa bàn tỉnh đã được tuyên truyền về văn hóa ứng xử trường học và nâng cao năng lực ứng xử sư phạm.
- Bộ máy triển khai Đề án của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái đã tích cực và chủ động trong công tác tổ chức thực hiện Đề án, trong đó tích cực nhất là công tác “huy động các nguồn lực, phối hợp có hiệu quả với LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố” trong các hoạt động công đoàn nói chung và thực hiện Đề án xây dựng văn hóa ứng xử nói riêng.
- Công tác chỉ đạo thực hiện Đề án của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái thành công nhất là tuyên truyền, giáo dục nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có đủ phẩm chất đạo đức góp phần thực hiện văn hóa ứng xử trường học. Bên cạnh đó, Công đoàn Giáo dục tỉnh đã có những “giải pháp kịp thời động viên và chăm lo cho các đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, đoàn viên công tác tại các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo phương châm Mỗi công đoàn cơ sở một lợi ích đoàn viên” (Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái, 2020). Hơn nữa, Công đoàn Giáo dục tỉnh còn tích cực tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua, trong đó nhấn mạnh các phong trào mới phát động:“Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”, phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua
thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng” góp phần thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch xây dựng Văn hóa ứng xử trường học do UBND tỉnh Yên Bái ban hành.
- Công tác tổ chức đối thoại với hiệu trưởng các trường học và chủ tịch công đoàn của các trường là kênh để của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái giám sát thực hiện Đề án và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho công đoàn cơ sở trong tham gia thực hiện Đề án này.