Hạn chế trong tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC, GIAI ĐOẠN 2018-2025" CỦA CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH LẠNG SƠN (Trang 85 - 87)

VI THỊ LAN ANH

giáo-quản trị nhà trường tổ chức

2.4.2. Hạn chế trong tổ chức thực hiện

Chuẩn bị triển khai đề án

Mặc dù bộ máy tổ chức thực hiện Đề án của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn có những ưu điểm như trên nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế như công tác phối hợp với các cơ quan ban ngành khác trong triển khai Đề án chưa chặt chẽ như phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động các huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện.

Cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn còn hạn chế năng lực tổ chức thực hiện Đề án, bên cạnh đó việc sử dụng, bố trí cán bộ công đoàn không chuyên trách gặp nhiều khó khăn. Vai trò của các bộ công đoàn của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn chưa được khẳng định, nhiều công việc do Liên đoàn Lao động huyện và

tỉnh đảm nhiệm.

Trong lập kế hoạch triển khai Đề án, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn chủ yếu căn cứ vào các chỉ tiêu được giao để xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động trong nội dung đề án. Một số hoạt động đề ra nhưng chưa rõ kinh phí thực hiện. Công tác xây dựng kế hoạch như kế hoạch vận động thực hiện văn hóa ứng xử trường học, kế hoạch tôn vinh tấm gương về văn hóa ứng xử còn khá hạn chế về nội dung và hình thức thực hiện các hoạt động.

Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn hiện chưa có những văn bản để hướng dẫn các công đoàn cơ sở trực thuộc triển khai các hoạt động trong kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trường học. Do đó nhiều trường còn lúng túng trong công tác triển khai thực hiện.

Chỉ đạo thực hiện Đề án

Hiện nay, giai đoạn thực hiện Đề án đã chuyển sang mục tiêu mới, không còn là xây dựng quy tắc văn hóa ứng xử trường học mà là thực hiện văn hóa ứng xử trường học. Do vậy, nội dung tuyên truyền đề án không còn hợp lý và cần có những đổi mới nội dung tuyên truyền.

Vận động thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học đã thực hiện nhưng trong quá trình triển khai, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa chỉ đạo đôn đốc kịp thời, đồng thời chưa tổ chức được các hình thức đa dạng trong vận động thực hiện văn hóa ứng trường học phù hợp với từng loại hình trường học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Hoạt động nâng cao năng lực ứng xử sư phạm- đạo đức nhà giáo- quản trị nhà trường hiện mới thực hiện qua hình thức tổ chức Hội thảo nâng cao năng lực ứng xử sư phạm. Hình thức chưa đa dạng. Nội dung nâng cao năng lực ứng xử sư phạm- đạo đức nhà giáo chưa phong phú.

Hoạt động phát hiện, tôn vinh, biểu dương tập thể, cá nhân điển hình thực hiện tốt văn hóa ứng xử chưa thực hiện thường xuyên để kịp thời biểu dương các tấm gương điển hình về văn hóa ứng xử.

60

khăn, chủ yếu hoạt động công đoàn dựa vào sự nhiệt tình, đãi ngộ đối với cán bộ công đoàn chưa thật xứng với sự nhiệt tình và cống hiến của họ.

Kiểm soát thực hiện Đề án

Kiểm soát thực hiện Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trường học của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa đánh giá những thành tựu đạt được trong triển khai đề án so với mục tiêu đã xây dựng trong đề án. Do thời gian thực hiện ngắn, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn chưa đánh giá tác động của Đề án đến hành vi ứng xử văn hóa trong cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên các trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC, GIAI ĐOẠN 2018-2025" CỦA CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH LẠNG SƠN (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w