Đặc điểm của văn hóa ứng xử trong trường học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC, GIAI ĐOẠN 2018-2025" CỦA CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH LẠNG SƠN (Trang 35 - 36)

VI THỊ LAN ANH

CỦA CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH

1.1.1.2. Đặc điểm của văn hóa ứng xử trong trường học

- Văn hóa ứng xử trong trường học là hệ thống các giá trị chung được chia sẻ và được mọi thành viên trong trường học thừa nhận. Hệ thống giá trị cốt lõi này là chất keo dính xã hội gắn kết các thành viên, tạo nên bản sắc, truyền thống của mỗi nhà trường trong quan hệ ứng xử giữa thầy và trò, giữa đồng nghiệp và giữa học sinh với nhau, cũng như trong quan hệ ứng xử giữa trường học với xã hội nói chung.

- Văn hóa ứng xử trong trường học thường tồn tại đan xen với hệ thống quy phạm pháp luật của nhà nước và thể chế của nhà trường như là những chuẩn mực chi phối suy nghĩ và hành động của mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh. Chẳng hạn

một hành động nào đó của giáo viên, học sinh ở trường đều được xem xét đúng, sai, hợp lý hợp tình trên cơ sở kết hợp chặt chẽ 2 yếu tố: một là pháp luật, nội quy, quy chế của trường và hai là chuẩn mực văn hóa ứng xử trong trường học.

- Văn hóa ứng xử trong trường học chịu ảnh hưởng rất lớn từ truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc, tiêu biểu là các truyền thống hiếu học, “uống nước nhớ nguồn”, “không thầy đố mày làm nên”, “tôn sư trọng đạo”, “học thầy không tày học bạn”, v.v.. Đó là những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam, được hình thành, gìn giữ và phát triển rõ nhất trong môi trường học đường.

- Văn hóa ứng xử trường học có tính động, nghĩa là các giá trị của nó theo thời gian có thể có sự thay đổi để phù hợp với thời hiện đại. Đặc điểm này xuất phát từ đối tượng trong trường học là học sinh (đều rất trẻ), là cán bộ giáo viên (đều có học thức), nên họ rất năng động, thích cái mới. Ví dụ như văn hóa ứng xử của một học sinh ngày nay đòi hỏi phải có kiến thức, có thái độ ứng xử và hành động đúng, nhưng cũng đòi hỏi phải sáng tạo để hành động có kết quả và hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC, GIAI ĐOẠN 2018-2025" CỦA CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH LẠNG SƠN (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w