VI THỊ LAN ANH
CỦA CÔNG ĐOÀN NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH
1.1.1.3. Vai trò của văn hóa ứng xử trong trường học
- Văn hóa ứng xử trong trường học là yếu tố nền tảng cơ bản của môi trường giáo dục để hình thành, rèn luyện nhân cách học sinh trong suốt cả quá trình học tập và làm việc của một đời người. Đối với mỗi học sinh, việc học tập và phát triển văn hóa ứng xử từ khi còn rất nhỏ, khi đang ngồi trên ghế nhà trường giúp định hình những giá trị căn bản của nhân cách con người, nuôi dưỡng tình cảm thày – trò, bạn bè cho học sinh, tạo môi trường tâm lý và động lực để họ học tốt, cho đến sau này khi họ trở thành những người lao động thực sự có khả năng giao tiếp tốt, có hành vi ứng xử đẹp, sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp một cách thân thiện và hiệu quả. - Văn hóa ứng xử trong trường học đề cập đến các giá trị, chuẩn mực văn hóa, đạo đức, nó cho biết cái gì là tốt, cái gì là xấu, cái gì nên làm và không nên làm, qua đó điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, lời nói của giáo viên, học sinh trong môi trường học đường cũng như trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Một con người sẽ không thể trở thành người có ích, thậm chí người bình thường
10
trong một xã hội văn minh khi người đó không học cách ứng xử có văn hóa ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế trường học.
- Văn hóa ứng xử trong trường học có vai trò như là chất keo dính xã hội để tạo ra sự đoàn kết, định hướng suy nghĩ và hành động của các thành viên theo hướng mục tiêu chung, là yếu tố sống còn giúp nhà trường thực hiện tốt chức năng giáo dục con người toàn diện cả “tài” và “đức”. Cổ nhân đã từng nói “Tiên học lễ, hậu học văn”. Điều đó cho thấy quan niệm từ rất lâu của xã hội ta về vấn đề giáo dục, đó là học sinh đến trường trước khi học chữ thì phải học đạo đức, học cách ứng xử với những người xung quanh mình. Trường học là nơi truyền tải kiến thức cho con người, song cũng phải là nơi giáo dục con người cách ứng xử chuẩn mực với những người xung quanh. Khi mỗi thành viên trong trường học đều ứng xử với nhau một cách có văn hóa sẽ tạo ra môi trường tâm lý giáo dục tích cực, góp phần nâng cao kết quả hoạt động của nhà trường cũng như của mỗi thành viên.
- Văn hóa ứng xử trong trường học góp phần quan trọng để xây dựng trường học thân thiện và cải thiện hình ảnh của nhà trường. Rõ ràng là, văn hóa ứng xử chính là tấm gương phản chiếu mối quan hệ giữa các thành viên, thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi nhà trường, nhìn vào đó xã hội có thể đánh giá đó là trường học có môi trường giáo dục và bầu không khí tâm lý như thế nào, có đáng tin cậy hay không.