VI THỊ LAN ANH
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VĂN HÓA
3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, giai đoạn 2018-2025” của Công đoàn ngành
ứng xử trong trường học, giai đoạn 2018-2025” của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn đến 2025
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chuẩn bị triển khai
Hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện đề án
Tăng cường phối hợp của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn, Phòng Giáo dục và Đạo tạo của các huyện, thành phố, Trung tâm Truyền thông – Văn hóa, Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố trong tổ chức thực hiện Đề án. Công tác phối hợp này cần được đánh giá, điều chỉnh thường xuyên để Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn sát sao và
nắm bắt thông tin đầy đủ hơn về xây dựng và thực hiện Đề án Văn hóa ứng xử của các trường học. Việc phối hợp này giúp Công đoàn kịp thời có được thông tin để thay đổi các kế hoạch thực hiện Đề án và tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào khuyến khích xây dựng và thực hiện Đề án văn hóa ứng xử trường học.
Bố trí cán bộ công đoàn có năng lực quản lý tốt, hiểu biết đề án và các nhiệm vụ thực hiện đề án, hiểu biết vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan trong thực hiện Đề án, nắm vững các nghiệp vụ công đoàn để làm việc với các công đoàn cơ sở ở các trường học. Có được những cán bộ công đoàn có năng lực tốt sẽ giúp các trường học xây dựng văn hóa ứng xử và thực hiện nghiêm túc quy định về văn hóa ứng xử. Sau khi hết nhiệm kỳ vào năm 2023, việc đề cử cán bộ công đoàn cho Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn trong nhiệm kỳ tiếp theo cần tiếp tục hướng đến các tiêu chuẩn của cán bộ công đoàn giỏi, đặc biệt là các tiêu chuẩn về kỹ năng tuyên truyền, vận động; làm chủ các nghiệp vụ công đoàn; nắm vững Đề án văn hóa ứng xử trường học.
Đổi mới lập kế hoạch thực hiện Đề án
Lập kế hoạch thực hiện Đề án của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cần đổi mới căn bản trong giai đoạn tới. Công đoàn ngành Giáo dục cần xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho công việc thực hiện Đề án hàng năm, thay vì chỉ ban hành một kế hoạch sơ lược, đơn giản như hiện nay. Kế hoạch thực hiện Đề án ngoài nội dung các chỉ tiêu, cần làm rõ các công việc mà Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh cần làm theo từng quý, từng tháng.
Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn, bám sát vào Kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm của Sở.
Bên cạnh đó, kế hoạch thực hiện Đề án của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cần đề xuất sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, cơ quan đơn vị và sự vào cuộc của các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện Đề án.
66
chuyển hướng tuyên truyền về việc tăng cường thực hiện văn hóa ứng xử, do các trường đã biết và nắm chắc Đề án, các trường học đã xây dựng được quy định văn hóa ứng xử trường học nhưng việc thực hiện bộ quy tắc văn hóa ứng xử này mới chỉ giai đoạn đầu.
Kế hoạch tập huấn cho cán bộ công đoàn trong các nhà trường: Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới khi xây dựng kế hoạch tập huấn cần tăng cường hơn nữa các kỹ năng sử dụng mạng xã hội, kỹ năng sử dụng các công cụ tuyên truyền hiện đại như các phần mềm tiện ích. Các nội dung tập huấn khác cần đưa vào trong kế hoạch tập huấn là kỹ năng viết bài, tổ chức sự kiện, kỹ năng xây dựng các điển hình văn hóa.v.v.v.
Kế hoạch vận động thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học hàng năm cần đề xuất việc vận động xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử gắn với các phong trào thi đua của tỉnh như: Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lạng Sơn thi đua thực hiện văn hóa công sở”, phong trào “xây dựng mô hình, điển hình Dân vận khéo” trong các cơ sở giáo dục.
Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm- đạo đức nhà giáo- quản trị nhà trường tổ chức: mỗi năm cần lên kế hoạch tổ chức một hội thảo nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, thu hút không chỉ cán bộ công đoàn và cán bộ quản lý các trường học, mà cần huy động sự tham gia của đại diện giáo viên các trường học trên địa bàn. Ngoài hình thức tổ chức hội thảo, kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm cần có nhiều mô hình đa dạng, phong phú hơn, phù hợp với đặc điểm các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Kế hoạch phát hiện, tôn vinh, biểu dương tập thể, cá nhân điển hình thực hiện tốt văn hóa ứng xử: Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh cần tổ chức hàng năm 2 lần tổng kết, đánh giá và tôn vinh các tập thể cá nhân thực hiện tốt văn hóa ứng xử. Kế hoạch xây dựng cần phối hợp với Trung tâm văn hóa – truyền thông của các huyện, thành phố để kết hợp đăng tin bài tôn vinh kịp thời các gương điển hình.
Tăng cường ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án
dục tỉnh Lạng Sơn cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các hoạt động ở các công đoàn cơ sở. Các văn bản cần ban hành là: văn bản hướng dẫn thực hành kỹ năng sử dụng mạng xã hội trong tuyên truyền; hướng dẫn tổ chức hội thảo, các sự kiện vận động, truyền thông trong công tác công đoàn; hướng dẫn viết bài tôn vinh các tấm gương điển hình trong thực hiện văn hóa ứng xử; hướng dẫn giám sát thực hiện hoạt động công đoàn cơ sở.
Nếu có các hướng dẫn trên, công đoàn cơ sở trực thuộc dễ hơn trong thực hiện các hoạt động vận động thực hiện văn hóa ứng xử, nâng cao năng lực ứng xử sư phạm; tôn vinh khen thưởng các tấm gương điển hình trong ứng xử văn hóa.
Tập huấn cán bộ thực hiện Đề án
Tăng cường tập huấn cho cán bộ Công đoàn ngành cả cán bộ chuyên trách và không chuyên trách trong thời gian tới là rất cần thiết. Công tác tập huấn cần chú ý về thời gian, địa điểm để cán bộ công đoàn có thể tham gia đầy đủ. Đối tượng tập huấn cần tăng cường cho cán bộ công đoàn của công đoàn cơ sở trực thuộc. Nội dung tập huấn theo kế hoạch đề xuất ở trên, tập trung trang bị kỹ năng viết bài, tổ chức sự kiện, kỹ năng xây dựng các điển hình văn hóa, kỹ năng tổ chức thực hiện Đề án.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chỉ đạo thực hiện
Tuyên truyền đề án
Hiện nay, 693 trường học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng xong bộ quy tắc văn hóa ứng xử trường học. Giai đoạn sắp tới, tuyên truyền của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện văn hóa ứng xử. Tuyên truyền đề án trong thời điểm này cần tổ chức bằng kênh tuyên truyền qua học tập các trường thực hiện tốt văn hóa ứng xử. Nhiệm vụ của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn là tìm hiểu các trường thực hiện tốt văn hóa ứng xử, đúc kết các kinh nghiệm, soạn các cẩm nang thực hiện, tuyên truyền cho các trường các mô hình điển hình để học tập kinh nghiệm.
Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch vận động thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học
68
trào hơn nữa để đẩy mạnh công cuộc vận động thực hiện văn hóa ứng xử trường học. Thời gian qua, Công đoàn Ngành đã phát động được một số phòng trào tương đối tốt như phát động viết bài về “Thầy cô trong mắt em”; “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở trong ngành Giáo dục”. Ngoài ra, Công đoàn cũng “Tổ chức sinh hoạt công đoàn các chuyên đề về nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, văn hóa học đường”; “Quán triệt nội dung quy tắc ứng xử trong trường học trong các tiết học chính khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”. Phát huy những thành quả trên, trong thời gian tới, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cần phát động nhiều phong trào vận động hơn nữa theo kế hoạch đề ra hàng năm.
Để tổ chức thực hiện vận động thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học thành công hơn, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các công đoàn cơ sở trực thuộc xây dựng kế hoạch vận động cụ thể cho từng hình thức vận động, phối hợp với trung tâm văn hóa – truyền thông của các huyện, thành phố đưa tin bài về các cuộc vận động của các công đoàn cơ sở trực thuộc.
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố yêu cầu các trường học và công đoàn cơ sở đôn đốc việc đưa nội dung vận động thực hiện văn hóa ứng xử trường học vào các tiết giảng dạy, tiết học ngoại khóa và các hoạt động khác tại trường học. Công đoàn cơ sở cần theo dõi và đôn đốc triển khai công việc này chặt chẽ. Các tiết học đạo đức hàng tuần và các tiết chào cờ đầu tuần cần đưa vào nội dung vận động này.
Tăng cường tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm- đạo đức nhà giáo - quản trị nhà trường
Trong thời gian tới, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cần tổ chức thêm một số Hội thảo nâng cao năng lực ứng xử sư phạm. Bên cạnh đó, Công đoàn tổ chức thêm các hoạt động khác để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm đạo đức nhà giáo – quản trị nhà trường.
Tổ chức hội thảo và các hình thức khác để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm đạo đức nhà giáo – quản trị nhà trường của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cần phát động thêm phong trào viết các chuyên đề về văn hóa ứng xử trao
đổi tại Hội thảo, giao nhiệm vụ cho các công đoàn cơ sở đăng ký bài gửi Hội thảo nâng cao năng lực. Tại Hội thảo nâng cao năng lực, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có thể kết hợp mời các giáo viên, cán bộ, học sinh, sinh viên là tấm gương điển hình về thực hiện văn hóa ứng xử trao đổi kinh nghiệm về thực hiện văn hóa ứng xử trường học.
Tăng cường triển khai kế hoạch phát hiện, tôn vinh, biểu dương tập thể, cá nhân điển hình thực hiện tốt văn hóa ứng xử
Phát hiện, tôn vinh, biểu dương tập thể, cá nhân điển hình thực hiện tốt văn hóa ứng xử là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm lan tỏa tinh thần văn hóa ứng xử tới các cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cần triển khai nhiều hơn các cuộc tôn vinh cá nhân, tập thể trường học điển hình tốt về thực hiện văn hóa ứng xử trường học. Công đoàn Ngành đôn đốc công đoàn cơ sở trực thuộc tích cực phát hiện và đề xuất các tấm gương điển hình về ứng xử văn hóa cần được tôn vinh. Kinh phí cho tổ chức các hoạt động tôn vinh cần được Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn dự trù hàng năm nhằm duy trì các hoạt động tôn vinh.
Tăng cường tạo động lực cho cán bộ Công đoàn trong triển khai Đề án
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cần tiếp tục phát huy công tác tạo động lực cho cán bộ công đoàn trong tổ chức thực hiện Đề án, cả tập thể và cá nhân. Ngoài các hình thức khen thưởng tập thể và cá nhân đã đi đầu trong tổ chức thực hiện Đề án thời gian qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cần có nhiều hình thức hơn nữa để động viên tinh thần của cán bộ công đoàn cơ sở. Các giải pháp tạo động lực về tinh thần rất quan trọng cần phát huy như hỗ trợ, thăm hỏi các cán bộ công đoàn có điều kiện khó khăn; tổ chức giao lưu học tập kinh nghiệm giữa các công đoàn cơ sở trực thuộc; phát động phong trào thi đua cán bộ công đoàn giỏi.
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát thực hiện Đề án
70
tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện nhưng chưa sâu sát, chưa kiểm tra, kiểm soát trọng điểm các hoạt động thực hiện Đề án của công đoàn cơ sở trực thuộc. Do vậy, công tác kiểm soát thực hiện Đề án cần hoàn thiện các giải pháp dưới đây:
- Phát huy vai trò của Uỷ ban kiểm tra của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn trong kiểm tra thực hiện Đề án tại công đoàn cơ sở trực thuộc. Uỷ ban kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ được giao cần xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và tiến hành kiểm tra tổ chức thực hiện văn hóa ứng xử của các công đoàn cơ sở trực thuộc.
- Cán bộ Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cần được tập huấn về công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong Đề án. Tập huấn có thể kết hợp với các hoạt động tập huấn kỹ năng, kinh nghiệm khác cho cán bộ công đoàn.
- Nội dung kiểm soát cần trọng điểm, trọng tâm hơn:
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn tập trung kiểm soát việc triển khai các hoạt động vận động ứng xử văn hóa tại các trường học, đôn đốc công đoàn cơ sở tổng kết định kỳ hàng quý việc thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa: tổng kết những xu hướng văn hóa thâm nhập vào các trường học, làm ảnh hưởng đến môi trường văn hóa của các trường, đề xuất các giải pháp để chấn chỉnh thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa.
Bên cạnh đó, Công đoàn ngành cần theo dõi sát sao hơn kết quả các hoạt động nâng cao năng lực ứng xử văn hóa, kết quả tổ chức Hội thảo nâng cao năng lực, đúc rút các thành công, hạn chế và các kinh nghiệm và những tác động của Hội thảo nhằm giúp cho các Hội thảo tiếp tổ chức hiệu quả hơn.
Cuối năm 2020 là hết giai đoạn 1 của Đề án, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cần đánh giá thực hiện Đề án: công tác đánh giá cần làm rõ hiệu lực của Đề án (xác định kết quả thực hiện văn hóa ứng xử với các mục tiêu mà UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành trong kế hoạch thực hiện Đề án); đánh giá hiệu quả Đề án (kinh phí thực hiện Đề án với kết quả thu được). Công đoàn ngành cần đánh giá thêm tác động của Đề án đến kết quả rèn luyện phẩm chất của học sinh sinh viên; phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, giáo viên tại các trường học trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn.
3.2.4. Giải pháp khác
Lãnh đạo Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lạng Sơn cần quyết tâm hơn nữa trong tổ chức thực hiện Đề án, làm sao để duy trì được văn hóa ứng xử trường học lâu dài và bền vững hơn nữa trong những năm tới. Lãnh đạo đôn đốc sâu sát hơn với triển khai thực hiện tại công đoàn cơ sở trực thuộc.
Tăng cường huy động các nguồn lực cho thực hiện Đề án và khuyến khích các trường thu hút các nguồn lực để thực hiện. Ngoài guồn chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước, Công đoàn ngành Giáo dục phối hợp các Phòng giáo dục và Đào tạo và Phòng Kế hoạch - Tài chính huyện để hướng dẫn các trường sử dụng thêm nguồn thu của các cơ sở giáo dục,