Tiêu chuẩn về pháp lí (đảm bảo tính hợp pháp)

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 32 - 36)

Đây là tiêu chuẩn quan trọng, được pháp luật quy định chặt chẽ, quyết định đến giá trị pháp lí của văn bản.

33

Văn bản pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền ở đây được hiểu là thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung. Thẩm quyền của chủ thể ban hành văn bản là giới hạn quyền lực mà pháp luật cho phép chủ thể đó ban hành văn bản trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong một số văn bản như Hiến pháp, các đạo luật về tổ chức, các đạo luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật...

Mỗi chủ thể theo pháp luật quy định chỉ được ban hành một số loại văn bản nhất định và nội dung của các văn bản đó cũng chỉ nằm trong phạm vi, lĩnh vực quản lí mà pháp luật trao quyền cho chủ thể đó.

* Văn bản pháp luật phải có nội dung hợp pháp

Văn bản pháp luật thường không tồn tại biệt lập mà ln có mối quan hệ với nhau. Khi xem xét nội dung hợp pháp của văn bản pháp luật cần xét tới mối quan hệ giữa các văn bản pháp luật trong hệ thống văn bản pháp luật. Do đó:

- Văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí thấp phải phù hợp với văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao hơn.

- Văn bản quy phạm pháp luật cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật cấp trên ban hành.

Ví dụ : Quốc hội ban hành Luật cán bộ, Cơng chức năm 2008, có hiệu lực từ 01/01/2010. Theo đó, các chủ thể có thẩm quyền khi ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành văn bản đó như nghị định của Chính phủ và thơng tư của các bộ phải có nội dung phù hợp với Luật cán bộ, cơng chức

- Văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan trực tiếp đến việc ban hành văn bản đó.

34

Đối với văn bản áp dụng pháp luật là sự cụ thể hoá các quy phạm pháp luật để giải quyết những vấn đề cụ thể. Bởi bậy các mệnh lệnh đưa ra trong nội dung của văn bản áp dụng phải phù hợp văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp. Ví dụ: Khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ thì nội dung của văn bản đó phải phù hợp với Nghị định số 34/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và phù hợp Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002, sửa đổi bổ sung năm 2008.

Đối với văn bản hành chính, do nội dung là các quy định mang tính quy phạm, cũng có thể là những mệnh lệnh cá biệt nên bên cạnh việc phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, còn phải phù hợp với nội dung của các văn bản áp dụng pháp luật có liên quan đến văn bản hành chính đó.

Ví dụ: Khi ban hành Công văn để hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về áp mã số thuế cá nhân phải phù hợp với Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản nghị định, thông tư hướng dẫn luật.

* Văn bản pháp luật phải được ban hành đúng thủ tục.

- Văn bản pháp luật được ban hành đúng thủ tục ở đây được hiểu là thủ tục ban hành và quản lí văn bản. Văn bản phải được xây dựng theo quy trình chặt chẽ, khoa học và hợp lí đảm bảo chất lượng và tính khả thi cao.

Đối với văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành phải tuân thủ đúng quy trình chặt chẽ được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004. Tùy thuộc vào từng loại văn bản mà các bước thủ tục đó bao gồm: lập chương trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thơng qua và ban hành văn bản... Cịn thủ tục ban

35

hành văn bản áp dụng pháp luật được quy định trong từng văn bản cụ thể khác nhau với các bước ngắn gọn hơn việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Thủ tục quản lí văn bản pháp luật được quy định trong Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định về công tác văn thư và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2010/NĐ-CP bao gồm các thủ tục như: đánh số, vào sổ, đóng dấu, sao gửi văn bản.

* Văn bản pháp luật ban hành phải tuân theo các quy định của pháp luật về hình thức

Việc ban hành văn bản pháp luật không chỉ đặt ra yêu cầu ban hành đúng thẩm quyền, thủ tục, có nội dung hợp pháp đảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật mà cịn trong đó, các chi tiết thuộc mẫu trình bày văn bản phải tuân theo các văn bản pháp luật quy định về cách thức soạn thảo, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Đồng thời, văn bản cịn phải được trình bày theo bố cục, kết cấu phù hợp với hình thức và nội dung văn bản cần ban hành.

Hình thức của văn bản tuân theo những tiêu chuẩn chặt chẽ quy định trong Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/1/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính; Thơng tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phịng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản11

* Văn bản pháp luật phải có nội dung tương thích với Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và ký kết.

11 Xem chương 2, Giáo trình này

36

Văn bản pháp luật ngoài yêu cầu phù hợp với quy định của Hiến pháp còn phải phải bảo đảm phù hợp với nội dung các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết tham gia. Trong quá trình hội nhập, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi Nhà nước ta phải ký kết, gia nhập rất nhiều điều ước quốc tế, do vậy các chủ thể ban hành văn bản pháp luật nói chung và ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói riêng phải tìm hiểu, nghiên cứu điều ước quốc tế đó để ban hành văn bản trong lĩnh vực của mình cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)