Bố cục, kết cấu và cách thức trình bày văn bản phải logic, chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 39 - 41)

Văn bản được trình bày theo một thể thống nhất. Các phần trong văn bản được trình bày nhất quán, rõ ràng, dễ theo dõi, khoa học, các sự kiện, số liệu trong văn bản phải chuẩn xác. Việc phân chia, sắp xếp, liên kết nội dung đảm bảo tính lôgíc, chặt chẽ. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng về mặt khoa học tạo nên chất lượng của văn bản.

Tuỳ theo nội dung của mỗi văn bản khác nhau mà người soạn thảo lựa chọn cách thức trình bày nội dung bố cục của văn bản theo kết cấu điều,

40

khoản (trình bày theo chương, mục, điều, khoản, điểm) hay theo kết cấu nghị luận – diễn dạt theo hướng viết tự do, văn xuôi (trình bày nội dung văn bản bằng các mục I, 1, a, …). Cách thức kết cấu của văn bản được sắp xếp, tổ chức các phần, các đoạn văn, các ý tưởng, làm cho chúng liên kết hữu cơ, kết cấu tao nên nội dung văn bản pháp luật hoàn chỉnh, góp phần đảm bảo chất lượng văn bản được ban hành đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm, đặc điểm và phân loại văn bản pháp luật. 2. Nêu chức năng, vai trò của văn bản pháp luật

3. Trình bày các yêu cầu đối với hoạt động xây dựng văn bản pháp luật.

4. Trình bày thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật.

41

CHƯƠNG 2

HÌNH THỨC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LUẬT

1.1. Khái niệm hình thức văn bản pháp luật

Hình thức là “cái bên ngoài, cái chứa đựng nội dung”12. Hình thức văn bản pháp luật bao gồm nhiều vấn đề về tên gọi, thể thức trình bày, bố cục văn bản… là những yếu tố cấu thành bên ngoài, mang tính ổn định.

Có thể gọi hình thức văn bản pháp luật là tập hợp các yếu tố cấu thành hình thức bên ngoài của văn bản, bao gồm các thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản pháp luật và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số văn bản nhất định.

Hình thức văn bản pháp luật bao gồm tên gọi và cách thức trình bày thể thức của văn bản.

- Tên gọi văn bản pháp luật: là hình thức pháp lí của văn bản pháp luật, là sự quy định của pháp luật về tên loại văn bản pháp luật.

Cách thức trình bày thể thức: là biểu hiện bên ngoài, những chi tiết thuộc về mẫu văn bản bao gồm một số đề mục như : Quốc hiệu, tên cơ quan ban hành văn bản, số, kí hiệu, địa danh, thời gian ban hành văn bản, tên văn bản, trích yếu nội dung, phần kí và nơi nhận.

Văn bản pháp luật ban hành đúng thể thức khi đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đầy đủ các yếu tố thể thức trong một văn bản

12

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 39 - 41)