Soạn thảo các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của chủ thể.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 95 - 98)

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

2.2.3.Soạn thảo các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của chủ thể.

hành vi, một thuật ngữ hoặc một hoạt động cụ thể.

Thơng thường, các quy phạm giải thích, hướng dẫn được xác lập với hai biểu hiện sau đây:

Thứ nhất, các quy phạm giải thích được thể hiện dưới dạng các định nghĩa để xác định nội hàm của từ ngữ sẽ sử dụng trong văn bản.

Về bản chất, các quy phạm này có chức năng xác lập và làm rõ nghĩa các thuật ngữ được sử dụng hoặc có liên quan đến những nguyên tắc, quy định trong văn bản.

Ví dụ: Trong Bộ luật tố tụng dân sự có quy phạm giải thích các từ ngữ sau:nguyên đơn, bị đơn…

Thứ hai là, các quy phạm giải thích được thể hiện dưới dạng hướng dẫn, giải thích với những quy định cụ thể về cách thức tổ chức thực hiện trong thực tế một văn bản, một chủ trương, chính sách hoặc hoạt động cụ thể

Ví dụ: Các quy phạm trong Thơng tư của Bộ về việc hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan cấp trên.

2.2.3. Soạn thảo các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của chủ thể. chủ thể.

96

Con người luôn là trung tâm của mọi quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội không chỉ được điều chỉnh bằng quy phạm pháp luật mà còn chịu sự điều chỉnh của quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo. Khi con người là chủ thể của quan hệ pháp luật, pháp luật điều chỉnh hành vi của chủ thể đó.

Đối với nhóm quy phạm này là những yêu cầu mà chủ thể ban hành văn bản đặt ra đối với việc xác lập hành vi của đối tượng tác động và hướng phán quyết của cơ quan nhà nước đối với mỗi hành vi của chủ thể. Thông thường, các văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh khác nhau thì quy phạm đặt ra cũng khác nhau về tính chất và nội dung.

Để xác lập thống nhất quy phạm điều chỉnh hành vi của chủ thể trong văn bản, chủ thể ban hành phải xác định chính xác hành vi cần điều chỉnh bằng pháp luật để trên cơ sở đó đưa ra các quy phạm phù hợp với biểu hiện của hành vi. Việc lựa chọn hành vi dựa trên các dấu hiệu:

Dấu hiệu định tính hành vi là những dấu hiệu xác định tính chất của

hành vi.

Khi mô tả hành vi, người soạn thảo văn bản thường dựa vào tính chất của hành vi để đánh giá theo các dấu hiệu như:

- Biểu hiện bên ngoài của hành vi (hành động hoặc không hành động). - Những điều kiện liên quan đến chủ thể thực hiện hành vi như: độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, năng lực, nhận thức…

- Các dấu hiệu chủ quan của hành vi như: trạng thái tâm lý, động cơ, mục đích, lỗi…

- Các điều kiện khách quan của hành vi như: thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ.

97

Dấu hiệu định lượng hành vi là những chỉ số được quy định để phân

biệt những hành vi có cùng các dấu hiệu định tính. Dấu hiệu định lượng hành vi bao gồm các đơn vị đo lường khác nhau như: thể tích, dung tích, trọng lượng, khối lượng, số lượng, chiều dài…

Trên cơ sở những dấu hiệu định tính của hành vi, chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải dự đốn về khả năng “đem lại lợi ích” hay “xâm hại lợi ích” của Nhà nước, của xã hội đối với hành vi đó để làm cơ sở lựa chọn quy phạm tương ứng ban hành… từ đó đưa ra các phán quyết cụ thể đối với từng hành vi. Có thể lựa chọn một trong những cách thức sau đây để phán quyết đối với từng hành vi cụ thể:

Cấm thực hiện hành vi (quy phạm ngăn cấm)

Bắt buộc thực hiện hành vi (quy phạm đặt nghĩa vụ) Cho phép thực hiện hành vi (quy phạm trao quyền)

a. Soạn thảo quy phạm pháp luật cấm thực hiện hành vi

Đây là quy phạm pháp luật mà nội dung của phần quy tắc xác định hành vi nào đó mà chủ thể khơng được phép thực hiện.

- Điều kiện để lựa chọn hành vi bị cấm thực hiện đó là hành vi có khả năng xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội.

Với nhóm hành vi này có thể xuất phát từ tính chất khách quan của hành vi như hành vi giết người . Hoặc tính chất khách quan ẩn chứa trong

hành vi như buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy.

- Thông thường để thiết lập các quy phạm pháp luật cấm thực hiện hành vi, người soạn thảo sử dụng câu bắt đầu bằng các từ:

Không cho phép

98

Cấm

Nghiêm cấm

Người soạn thảo có thể lựa chọn một trong các từ trên tùy thuộc vào mức độ hành vi cần mơ tả mà khơng được nối các từ đó lại với nhau khi diễn đạt hành vi bị cấm.

Ví dụ: Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 95 - 98)