Thành lập Ban soạn thảo

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 75 - 76)

- Chữ ký quyền thủ trưởng (Q.) là chữ ký được sử dụng để giải quyết trong trường hợp người kí là người được giao tạm thời thực hiện các

d. Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hộ

1.3.2. Thành lập Ban soạn thảo

Để văn bản quy phạm pháp luật có tính khả thi thì trong quy trình ban hành văn bản cần phải chú trọng đến chất lượng của dự thảo văn bản. Tùy theo tính chất, nội dung, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của từng dự án, dự thảo để thành lập Ban soạn thảo. Theo quy định của pháp luật, các cơ quan, tổ chức trình dự án văn bản quy phạm pháp luật thành lập Ban soạn thảo. Trường hợp dự án có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập ban soạn thảo gồm đại diện có thẩm quyền của đơn vị liên quan.

Nếu Ban soạn thảo có nhiều cơ quan, tổ chức tham gia thì thủ trưởng cơ quan có nhiệm vụ chính trong việc soạn thảo là trưởng ban, và các thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan, các chuyên gia, các nhà khoa học.

Ban soạn thảo có trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức về tiến độ và chất lượng của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời ban soạn thảo có trách nhiệm sau đây:

- Đánh giá việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến dự thảo.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản.

- Tổ chức nghiên cứu thơng tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo. Bảo đảm việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, nội dung điều, khoản của văn bản phải được quy định rõ ràng để khi văn bản có hiệu lực thì được thi hành ngay.

76

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 75 - 76)