KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 64 - 66)

- Chữ ký quyền thủ trưởng (Q.) là chữ ký được sử dụng để giải quyết trong trường hợp người kí là người được giao tạm thời thực hiện các

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT. LUẬT.

Pháp luật là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước tiến hành hoạt động quản lí xã hội. Trong hệ thống pháp luật hiện hành nhóm

65

văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của Nhà nước. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của Nhà nước mang tính sáng tạo cao nhằm tạo ra cơng cụ quản lí: các văn bản quy phạm pháp luật với tư cách là công cụ của Nhà nước, do Nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, là sản phẩm chủ quan của quá trình nhận thức các quy luật khách quan, q trình phân tích thực trạng kinh tế - xã hội và nhu cầu quản lí Nhà nước làm cơ sở cho việc xác định thái độ, biện pháp tác động cụ thể của Nhà nước đối với các quan hệ xã hội. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thống pháp luật, phù hợp với nhu cầu phát triển khách quan của xã hội, nhu cầu quản lí Nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả quản lí Nhà nước.

1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật 1.1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm

Từ trước tới nay, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật được khá nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Nhìn một cách tổng thể cho thấy, các nhà khoa học đã tiếp cận khái niệm văn bản quy phạm pháp luật ở những khía cạnh khác nhau, với những dấu hiệu đặc trưng có nét khác nhau và đưa ra các quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa đều cho rằng

“văn bản quy phạm pháp luật là văn bản...”, nhưng quan điểm khác cho

rằng “văn bản quy phạm pháp luật là một hình thức thể hiện của quyết định

quy phạm pháp luật”13, hoặc “văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể

hiện các quyết định pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban

13

TS. Nguyễn Cửu Việt, Về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/1998

66

hành theo thủ tục, trình tự và hình thức nhất định, có chứa đựng những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đó khơng làm chấm dứt hiệu lực của nó”14 “Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật thể hiện dưới dạng văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung, do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức luật định, được nhà nước bảo đảm thực hiện và được sử dụng nhiều lần trong cuộc sống”15

Qua những quan điểm khoa học trên cho thấy, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật là vấn đề còn nhiều tranh cãi và chưa thống nhất. Tuy nhiên, những lí luận về các quan điểm khác nhau đó đã tạo cơ sở để các nhà lập pháp nghiên cứu thể hiện thành quy định của pháp luật về văn bản quy phạm pháp luật. Chính vì vậy, lần đầu tiên trong lich sử lập pháp của Việt Nam, năm 1996 Quốc hội đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tại điều 1 định nghĩa: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Đến Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung năm 2002, nhà làm luật đã chỉnh sửa khái niệm này và bỏ đi một từ duy nhất là từ

“các”. Còn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân

dân và Ủy ban nhân dân năm 2004, định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật của chủ thể này tại điều 1 là: “Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng

nhân dân, Uỷ ban nhân dân là văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 64 - 66)