Phạm vi tác động về lĩnh vực chuyên môn.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 104 - 108)

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

c.Phạm vi tác động về lĩnh vực chuyên môn.

Trên thực tế, các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng nội dung điều chỉnh các vấn đề mang tính chun mơn thường tập trung vào một vấn đề có tính trọng tâm, trọng điểm. Khi đó, cần xác lập hướng tìm hiểu nội dung của vấn đề liên quan đến ngành hoặc lĩnh vực cụ thể nào; vấn đề liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực khác nhau và thuộc thẩm quyền quản lý của một hay nhiều ngành… để xác định phạm vi tác động của văn bản.

105

Để xác định đúng khả năng tác động của văn bản vào những vấn đề hoặc lĩnh vực nhất định, cần xem xét một số cách xác lập như sau:

- Nếu vấn đề có liên quan đến nhiều ngành (lĩnh vực) cần lựa chọn văn bản của một trong hai cơ quan sau:

+ Cơ quan quyền lực (Quốc hội, hội đồng nhân dân)

+ Cơ quan có thẩm quyền quản lý chung (Chính phủ, ủy ban nhân dân)

- Nếu vấn đề có liên quan đến một ngành (lĩnh vực) cần lựa chọn văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý chun mơn.

- Nếu vấn đề có liên quan đến một hoặc hai ngành (lĩnh vực) cần lựa chọn văn bản liên tịch.

2.3.2. Soạn thảo quy định về đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật. phạm pháp luật.

Trong văn bản quy phạm pháp luật, đối tượng tác động của văn bản là những cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có trách nhiệm thi hành văn bản, có quyền và nghĩa vụ liên quan tới nội dung trong văn bản.

Thông thường, đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật được xác lập một cách chung chung và diễn đạt theo hướng viết trừu tượng hoá. Cách thức xác lập thường tập trung vào hai nhóm đối tượng.

- Thứ nhất, nhóm đối tượng được cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trao quyền. Tức là, khi thi hành văn bản quy phạm pháp luật nhóm đối tượng này được sử dụng quyền lĩnh vực nhà nước trong những trường hợp cụ thể.

106

Khi xác lập nhóm đối tượng này trong văn bản quy phạm pháp luật cơ quan ban hành văn bản thường xác định rõ chức vụ, hành vi, thẩm quyền của cá nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thi hành văn bản

- Thứ hai, nhóm đối tượng thi hành văn bản quy phạm pháp luật với tư cách cá nhân, tổ chức không sử dụng quyền lực nhà nước.

Trên thực tế, việc xác lập nhóm đối tượng này thường không giống nhau giữa các văn bản quy phạm pháp luật do có sự khơng đồng nhất về nội dung các vấn đề, cũng như phạm vi điều chỉnh của văn bản. Do vậy, nhóm đối tượng khơng sử dụng quyền lực nhà nước khi thi hành văn bản quy phạm pháp luật thường được xác định là mọi cá nhân, tổ chức, nhưng cũng có thể chỉ là một, nhóm người có chung nghề nghiệp, mục đích.

Ngồi ra, cách thức xác lập phần đối tượng thi hành văn bản quy phạm pháp luật còn được đề cập ở một số khuynh hướng sau đây:

- Khuynh hướng thứ nhất, sử dụng các ngữ danh từ chỉ người để chỉ các đối tượng đại diện cho một nhóm người có chung dấu hiệu đặc thù về độ tuổi, hành vi, nghề nghiệp, mục đích… như trẻ em, người chưa thành niên, người khởi kiện, người lao động, cán bộ, cơng chức…, hoặc tổ chức có cùng các dấu hiệu về hoạt động, tổ chức như: pháp nhân, thể nhân, công ty…

Cách xác lập này được sử dụng để xác định đối tượng tác động của tồn văn bản, khi sự có mặt của nó được coi là việc biểu đạt chung cho các quy định pháp luật trong nội dung văn bản. Thông thường, cách quy định này được trình bày trong văn bản quy phạm pháp luật với ý nghĩa là các quy phạm giải thích.

Ví dụ: Người khởi kiện, Người tố cáo

- Khuynh hướng thứ hai là việc hình thành các kiểu câu khuyết chủ ngữ hoặc không xác lập phần chủ ngữ khi mô tả đối tượng thi hành văn bản.

107

Tức là, không chỉ ra đối tượng tác động của văn bản mà sử dụng một số từ có ý nghĩa mặc định để chỉ bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào như: người nào, tổ chức nào…

Ví dụ: Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt tù từ…

Hoặc để chỉ tất cả mọi đối tượng.

Ví dụ: Nghiêm cấm việc chuyển, sử dụng, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma tuý.

Tuy nhiên, việc sử dụng các từ ngữ này trong một số trường hợp cần xét tới yếu tố ngữ cảnh được xác lập trong văn bản. Tức là, cần đặt cách xác lập này trong phạm vi nội dung văn bản để từ đó xác định hướng hiểu, hướng áp dụng thống nhất.

Chẳng hạn, với từ “Người nào” khi đặt trong nội dung của Bộ luật Hình sự thì khơng được hiểu là tất cả mọi cá nhân, mà chỉ gồm những người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 12 của Bộ luật Hình sự.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Nêu khái niệm, đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật. Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật.

2. Nêu thẩm quyền của chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhận xét thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 so với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, sửa đổi bổ sung năm 2002.

3. So sánh quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với thủ tục đầy đủ và thủ tục rút gọn.

108

4. Trình bày hiệu lực pháp lí của văn bản quy phạm pháp luật. 5. Tại sao thẩm định là hoạt động bắt buộc trong quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 104 - 108)