Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 80 - 82)

- Chữ ký quyền thủ trưởng (Q.) là chữ ký được sử dụng để giải quyết trong trường hợp người kí là người được giao tạm thời thực hiện các

d. Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hộ

1.3.7. Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành có hiệu lực và áp dụng trong đời sống xã hội có mức độ và phạm vi ảnh hưởng khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới đối tượng chịu sự tác động của văn bản xuất

81

phát từ chất lượng mỗi quy phạm pháp luật chứa đựng trong văn bản đó. Chính vì vậy, sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là chủ thể ban hành văn bản cần phải đánh giá tác động trong quá trình thực hiện văn bản quy phạm pháp luật để xem xét nội dung văn bản có phù hợp với điều kiện khách quan của đời sống xã hội hay khơng, có đáp ứng được những yêu cầu do đời sống xã hội đặt ra hay không. Khi đánh giá cần bảo đảm được tính khoa học, việc đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật giúp cơ quan nhà nước có thể phát hiện ra những điểm chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không phù hợp trong các văn bản quy phạm pháp luật góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của công tác xây dựng pháp luật.

Thơng thường quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện qua các bước theo thủ tục đầy đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp hoặc cần sửa đổi ngay, bảo đảm sự phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thì chủ thể ban hành văn bản áp dụng thủ tục rút gọn. Đối với thủ tục rút gọn khơng có bước lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ tục rút gọn trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được pháp luật quy định như sau: Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có thể thành lập ban soạn thảo và tổ biên tập để soạn thảo nhưng cũng có thể trực tiếp tổ chức việc soạn thảo. Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan về dự thảo. Cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản ngay sau khi nhận được hồ sơ thẩm tra, thẩm định. Ngoài ra, các hoạt động khác được tiến hành tương tự như trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục đầy đủ.

82

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 80 - 82)