Trình, thơng qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 78 - 80)

- Chữ ký quyền thủ trưởng (Q.) là chữ ký được sử dụng để giải quyết trong trường hợp người kí là người được giao tạm thời thực hiện các

d. Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hộ

1.3.5. Trình, thơng qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

79

Sau khi dự thảo được hoàn thiện về nội dung, kết cấu…(đã có báo cáo thẩm tra, thẩm định) Ban soạn thảo phải có văn bản trình dự thảo, sau đó gửi hồ sơ dự thảo đến cơ quan ban hành để xem xét thông qua dự thảo.

Văn bản quy phạm pháp luật thường được trình bởi chủ thể có thẩm quyền. Người trình dự thảo văn bản có thể là người trực tiếp soạn thảo văn bản, cũng có thể khơng phải là người soạn thảo văn bản.

Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có thể được trình trực tiếp hoặc trình bằng văn bản.

Tùy theo tính chất và nội dung của từng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để chủ thể xem xét cách thức thơng qua văn bản đó. Thơng qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động được tiến hành sau khi cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản nhận được dự thảo văn bản. Việc xem xét để thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có thể được tiến hành một hoặc nhiều lần tuỳ thuộc vào mức độ hồn thiện, mục đích, tính chất và nội dung của dự thảo. Hơn nữa, việc thông qua dự thảo được tiến hành theo những cách thức, thủ tục khác nhau, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đối với các dự thảo văn bản đạt chất lượng, cơ quan ban hành văn bản tiến hành thảo luận, chỉnh lý và thông qua dự thảo theo quy định của pháp luật.

Đối với các dự thảo văn bản không đạt chất lượng, dự thảo văn bản được trả lại cơ quan soạn thảo để chỉnh sửa và tiếp tục hoàn thiện.

- Thủ tục thông qua dự thảo văn bản được tiến hành tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan ban hành văn bản.

80

Nếu cơ quan ban hành văn bản có tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng cá nhân thì người đứng đầu cơ quan có quyền xem xét và thơng qua dự thảo.

Nếu cơ quan ban hành văn bản có tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng tập thể thì việc xem xét, thông qua dự thảo văn bản được tiến hành theo hình thức thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 78 - 80)