Thẩm quyền hình thức

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 71 - 72)

- Chữ ký quyền thủ trưởng (Q.) là chữ ký được sử dụng để giải quyết trong trường hợp người kí là người được giao tạm thời thực hiện các

d. Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hộ

1.2.2. Thẩm quyền hình thức

Thẩm quyền hình thức trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là quy định của pháp luật về tên loại văn bản đối với các chủ thể ban hành văn bản được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004.

Trong đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: các chủ thể có thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật như sau:

“Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

4. Nghị định của Chính phủ.

5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thơng tư của Chánh án Tồ án nhân dân tối cao.

7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

72

10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.

11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,Uỷ ban nhân dân.”

Từ những quy định của pháp luật cho thấy:

Không phải mọi trường hợp, mọi vấn đề đều được điều chỉnh bằng việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Không phải mọi chủ thể đều có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Chỉ có những vấn đề xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải điều chỉnh bằng pháp luật thì mới cần thiết phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chỉ những chủ thể được pháp luật quy định mới có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)