Lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 73 - 75)

- Chữ ký quyền thủ trưởng (Q.) là chữ ký được sử dụng để giải quyết trong trường hợp người kí là người được giao tạm thời thực hiện các

d. Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hộ

1.3.1. Lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Lập chương trình xây dựng pháp luật thường được tiến hành ở khâu đầu tiên của quá trình xây dựng văn bản pháp luật và dựa trên một số cơ sở mang tính khoa học và thực tiễn nhất định.

Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hay còn gọi là kế hoạch xây dựng pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phịng và u cầu quản lí nhà nước trong từng thời kì.

Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Pháp lệnh, Nghị định...) phải thực sự là phương tiện để thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, yêu cầu quản lí Nhà nước và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đây được coi là cơ sở để định hướng cho việc xác lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật khi đã có các văn bản của Đảng. Do vậy, việc lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp

74

luật dài hạn, ngắn hạn phải được xây dựng trên cơ sở hiện thực, đảm bảo tính khả thi đó là:

Thực trạng các quan hệ xã hội trong sự vận động chung của đời sống kinh tế - xã hội.

Những biến động từ các quan hệ xã hội, nhu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật của các quan hệ xã hội, mức độ điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.

Những quan hệ xã hội cần dùng quy phạm pháp luật để điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh về khơng gian, về đối tượng.

Ngồi ra, cũng cần quan tâm đến cơ sở pháp lí của chương trình là hệ thống pháp luật hiện hành như:

Những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;

Những văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành;

Những văn bản quy phạm pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Nội dung của việc lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu tập trung vào các vấn đề bao gồm:

- Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật được xem xét trên khả năng và tình hình thực tế của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Xác định hình thức văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Dự kiến cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định, thẩm tra...

- Thời điểm hoàn thành việc xây dựng và thông qua văn bản quy phạm pháp luật

- Dự trù kinh phí và phải tính đến khả năng và tình hình của việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

75

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 73 - 75)