KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 41 - 46)

- Bố cục, kết cấu và cách thức trình bày văn bản phải logic, chặt chẽ.

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LUẬT

1.1. Khái niệm hình thức văn bản pháp luật

Hình thức là “cái bên ngoài, cái chứa đựng nội dung”12. Hình thức văn bản pháp luật bao gồm nhiều vấn đề về tên gọi, thể thức trình bày, bố cục văn bản… là những yếu tố cấu thành bên ngồi, mang tính ổn định.

Có thể gọi hình thức văn bản pháp luật là tập hợp các yếu tố cấu thành hình thức bên ngồi của văn bản, bao gồm các thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản pháp luật và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số văn bản nhất định.

Hình thức văn bản pháp luật bao gồm tên gọi và cách thức trình bày thể thức của văn bản.

- Tên gọi văn bản pháp luật: là hình thức pháp lí của văn bản pháp luật, là sự quy định của pháp luật về tên loại văn bản pháp luật.

Cách thức trình bày thể thức: là biểu hiện bên ngoài, những chi tiết thuộc về mẫu văn bản bao gồm một số đề mục như : Quốc hiệu, tên cơ quan ban hành văn bản, số, kí hiệu, địa danh, thời gian ban hành văn bản, tên văn bản, trích yếu nội dung, phần kí và nơi nhận.

Văn bản pháp luật ban hành đúng thể thức khi đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đầy đủ các yếu tố thể thức trong một văn bản

12

42

- Thiết lập và bố trí các yếu tố trong văn bản một cách khoa học, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành

Thể thức kỹ thuật trình bày văn bản là yêu cầu quan trọng đối với mỗi văn bản pháp luật, đó khơng phải là sự sắp xếp chủ quan của người soạn thảo mà thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với văn bản soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy; văn bản được soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác hoặc văn bản được làm trên giấy mẫu in sẵn.

1.2. Căn cứ lựa chọn hình thức văn bản pháp luật

Trong hoạt động xây dựng văn bản pháp luật, việc sử dụng hình thức văn bản khơng hồn tồn lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của người soạn thảo mà tuỳ thuộc vào một số căn cứ và yếu tố khác như: thẩm quyền ban hành, nội dung vấn đề cần giải quyết, phạm vi tác động…Vì vậy, khi soạn thảo văn bản pháp luật, người soạn thảo cần dựa vào một số căn cứ nhất định.

1.2.1. Căn cứ vào nội dung vấn đề văn bản pháp luật ban hành

Nội dung của văn bản pháp luật là những quy định đề cập trong văn bản nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể. Căn cứ vào các vấn đề, công việc cần giải quyết để chủ thể xem xét lựa chọn loại văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.

Ví dụ: Để bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động công chức hoặc xử phạt

vi phạm hành chính thì chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định.

Trên thực tế một số trường hợp, pháp luật chỉ cho phép sử dụng một tên loại văn bản duy nhất, vì vậy cần phải xác định nội dung cơng việc cần

43

giải quyết để soạn thảo văn bản đúng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, pháp luật không xác định rõ ràng loại văn bản được sử dụng.

Ví dụ: Để đôn đốc, chỉ đạo cấp dưới thực hiện một số nhiệm vụ, cấp

có thẩm quyền có thể ban hành chỉ thị và cũng có thể ban hành cơng văn…

Trong những trường hợp này, người soạn thảo có thể lựa chọn một số loại văn bản khác nhau đều không trái pháp luật. Tuy nhiên, để văn bản phát huy tính hiệu lực, hiệu quả cao thì người soạn thảo cần lựa chọn loại văn bản phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, cần xác định xem nội dung văn bản liên quan đến những ngành, lĩnh vực nào để lựa chọn hình thức văn bản cho phù hợp. Văn bản liên quan đến những ngành, lĩnh vực nào sẽ quyết định xem thẩm quyền ban hành thuộc về cơ quan quản lí ngành hay lĩnh vực chun mơn đó, hay sự phối hợp giữa các cơ quan nếu văn bản mang tính liên ngành, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Từ đó, xác định đúng cơ quan có thẩm quyền ban hành và sẽ ban hành loại văn bản nào đối với những vấn đề trên

1.2.2. Căn cứ vào tính chất và mức độ quan trọng của các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của văn bản. hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của văn bản.

Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của văn bản pháp luật hết sức phong phú, đa dạng và đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Mức độ quan trọng và tính chất ổn định của mỗi quan hệ cũng khơng giống nhau. Có những quan hệ xã hội rất quan trọng, mang tính chủ đạo, điều chỉnh những vấn đề lớn của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị…những quan hệ xã hội này có ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích nhóm đối tượng rộng lớn và tác động các quan hệ xã hội khác đồng thời thường có tính chất ổn định cao. Vì vậy, những quan hệ này cần phải được điều chỉnh bởi những văn bản có hiệu

44

lực pháp lí cao, có quy trình xây dựng chặt chẽ như Luật, pháp lệnh của Quốc hội; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Bên cạnh đó, những quan hệ xã hội ít quan trọng hơn, có tính biến động sẽ được điều chỉnh bởi những văn bản có hiệu lực pháp lí thấp hơn hoặc những văn bản hành chính, với quy trình đơn giản hơn đáp ứng tính nhanh nhạy và nhu cầu điều chỉnh của xã hội.

1.2.3. Căn cứ vào phạm vi tác động của văn bản

Thứ nhất, cần căn cứ vào phạm vi tác động về không gian của văn bản. Đối với những văn bản có phạm vi tác động trên toàn bộ lãnh thổ, có hiệu lực trên tồn quốc thì được ban hành bởi những cơ quan Nhà nước ở Trung ương, cịn những văn bản có phạm vi tác động ở mỗi địa phương nhất định sẽ do các cơ quan nhà nước ở địa phương đó ban hành. Theo đó, tuỳ theo phạm vi tác động và hiệu lực văn bản ở toàn quốc hay địa phương mà lựa chọn cơ quan ban hành ở trung ương hay địa phương cho phù hợp.

Tuy nhiên, đó cũng khơng phải là nguyên tắc áp dụng chung cho mọi trường hợp, có những khi có sự mở rộng phạm vi tác động về mặt lãnh thỗ như bộ luật Hình sự có thể áp dụng với người Việt Nam phạm tội ngồi lãnh thổ Việt Nam; có trường hợp tự thu hẹp khả năng tác động của văn bản với những vấn đề mang tính chất đặc thù chỉ điều chỉnh ở mỗi vùng lãnh thỗ, địa phương nhất định nhưng lại do các cơ quan trung ương ban hành như trường hợp điều chỉnh địa giới của một tỉnh, huyện hay thực hiện một chủ trương, chính sách mới.

45

Mỗi cơ quan Nhà nước và cá nhân có thẩm quyền chỉ được ban hành một hoặc một số loại văn bản để giải quyết những công việc nhất định thuộc thẩm quyền. Mỗi loại văn bản đó chỉ được sử dụng trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Vì vậy, cần phải xuất phát từ vai trò, trường hợp sử dụng của mỗi loại văn bản để lựa chọn văn bản cho phù hợp, tránh sự nhầm lẫn vì trên thực tế ranh giới phân định vai trò văn bản vẫn chưa thực sự rõ ràng. Ví dụ, để hướng dẫn, giải thích việc thực hiện pháp luật, Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao ban hành thông tư, công văn, không nên lựa chọn loại văn bản khác như quyết định, chỉ thị. Việc lựa chọn

tên loại văn bản phải xuất phát từ quy định của pháp luật về trường hợp sử dụng văn bản của các chủ thể để ban hành văn bản phù hợp nhất giải quyết những công việc cụ thể.

1.3. Yêu cầu về mẫu giấy và vùng trình bày văn bản

1.3.1. Mẫu giấy

Văn bản pháp luật được trình bày trên giấy trắng, khổ A4 có kích thước 210mm 297mm.

1.3.2. Vùng trình bày văn bản

Văn bản pháp luật được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài).

Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng).

Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4) Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm;

46

Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm; Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 41 - 46)