Tiêu chuẩn về khoa học (đảm bảo tính hợp lí)

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 36 - 39)

* Văn bản pháp luật có nội dung phù hợp thực trạng quy luật vận động của điều kiện kinh tế- xã hội (phù hợp với thực tiễn).

Văn bản pháp luật ban hành ra phải có nội dung phù hợp với các điều kiện kinh tế- xã hội hiện tại bởi đối tượng tác động của các quy định pháp luật chính là các quan hệ xã hội. Do đó, văn bản pháp luật được ban hành phải phù hợp thực trạng đời sống xã hội, không được quá cao hoặc lỗi thời mới thúc đẩy được sự phát triển của xã hội, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước. Vì vậy, yêu cầu khi ban hành văn bản phải vừa phản ánh những quy luật chung về sự phát triển của xã hội, vừa phản ánh được điều kiện kinh tế xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn.

* Văn bản pháp luật có nội dung phù hợp với phong tục, tập quán,

truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quy phạm đạo đức.

Pháp luật là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lí xã hội nhưng không phải là yếu tố duy nhất để điều chỉnh xã hội mà pháp luật cùng với quy phạm xã hội khác (đạo đức, tôn giáo, tập quán…) luôn song song tồn tại và có mối liên hệ mật thiết để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Do vậy, để đảm

37

bảo tính khả thi cho văn bản pháp luật, trong quá trình ban hành các chủ thể có thẩm quyền cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh nội dung của văn bản đó phải phù hợp với các quy phạm xã hội khác.

* Văn bản pháp luật phải đảm bảo về mặt kỹ thuật pháp lý

Kỹ thuật pháp lý là yếu tố có vai trị khá quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của từng văn bản pháp luật. Kỹ thuật pháp lí được hiểu là những yếu tố mang tính kỹ năng, nghiệp vụ chun mơn trong q trình soạn thảo văn bản để văn bản ban hành đảm bảo tính logic chặt chẽ về nội dung, đúng quy tắc về ngôn ngữ và phân chia, sắp xếp bố cục hợp lí

- Sử dụng đúng quy tắc ngôn ngữ Tiếng việt

Ngôn ngữ văn bản pháp luật là phương tiện dùng để giao tiếp giữa chủ thể quản lí và đối tượng quản lí. Thơng qua ngơn ngữ, chủ thể ban hành văn bản pháp luật thể hiện ý chí của mình để tác động đến đối tượng thi hành văn bản. Ngôn ngữ trong văn bản có vai trị rất quan trọng đối với việc truyền đạt ý chí của chủ thể ban hành vì vậy khi soạn thảo văn bản phải đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ sau đây:

+ Ngôn ngữ trong văn bản của Nhà nước là ngơn ngữ viết. Xuất phát từ hình thức thể hiện ngôn ngữ, ngôn ngữ viết là phương tiện để chủ thể ban hành văn bản trình bày ý chí của mình đến cho đối tượng thi hành văn bản nắm bắt đầy đủ nội dung văn bản pháp luật một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, cách thức thể hiện này tạo điều kiện thuận lợi trong việc sao, gửi, nghiên cứu, lưu giữ thơng tin nhằm phục vụ tốt hoạt động quản lí.

Ngơn ngữ viết địi hỏi các từ sử dụng trong văn bản được lựa chọn kỹ càng, có tính chính xác cao, câu phải đủ thành phần ngữ pháp; các đoạn phải được liên kết, sắp xếp lơgíc, chặt chẽ tạo sự hoàn chỉnh về nội dung và hình

38

thức của văn bản. Nhà nước chỉ thừa nhận hình thức tồn tại chính thống của văn bản là thành văn.

+ Ngôn ngữ trong văn bản của Nhà nước là ngôn ngữ Tiếng Việt. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành. Sử dụng tiếng Việt để biểu đạt nội dung của văn bản pháp luật không chỉ là yêu cầu mang tính pháp lí mà cịn là vấn đề khoa học vì tiếng Việt mang là ngơn ngữ mang tính thơng dụng, phổ biến, được đại đa số người dân sử dụng. Văn bản pháp luật phải được viết bằng Việt mới có thể phổ biến tới nhiều người và nhiều người cùng hiểu được nội dung của văn bản nhờ đó mới đạt được hiệu quả cao nhất trong q trình chuyển tải ý chí của chủ thể quản lý. Yêu cầu này đặt ra mang tính bắt buộc đối với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật “Văn bản quy phạm pháp luật phải được thể hiện

bằng Tiếng Việt”.

+ Là ngôn ngữ được Nhà nước sử dụng. Xuất phát từ đặc thù của văn

bản pháp luật mang tính quyền lực nhà nước nên ngôn ngữ văn bản pháp luật là ngôn ngữ được Nhà nước sử dụng chính thức.

Ngơn ngữ văn bản pháp luật là công cụ, phương tiện để Nhà nước thể hiện những chủ trương, chính sách, quy tắc xử sự, mệnh lệnh cụ thể. Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành là ngơn ngữ Tiếng Việt nhưng có sự chuẩn mực cao hơn Tiếng Việt thông dụng thể hiện thông qua các yêu cầu sau:

Ngôn ngữ văn bản pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm túc.

Ví dụ: Khi xác lập nội dung quy phạm quy định về quyền công dân, không diễn đạt “đàn ơng và đàn bà đều có quyền ngang nhau”. Mà diễn đạt:

“Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật ”.

39

Ví dụ: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người điều khiển xe khơng có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, gạt cần nước, gương chiếu hậu, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo tốc độ…

Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải đảm bảo tính phổ thơng, dễ hiểu

Ví dụ: Trong Luật thuế thu nhập cá nhân có sử dụng cụm từ “giãn thuế”. Nếu dùng từ “giãn thuế” thì mọi đối tượng đều hiểu khơng chính xác. Do đó, nên dùng từ “lùi thời gian thực hiện” hoặc “kéo dài thời gian thực hiện”

Sử dụng ngôn ngữ phổ thông luôn mang tính xã hội cao, mọi đối tượng thực hiện văn bản đều sử dụng và áp dụng được.

Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất. Xuất phát từ tính thống nhất trong pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tính thống nhất trong văn bản pháp luật sẽ tạo cho đối tượng áp dụng cách hiểu cụ thể. Không dùng khẩu ngữ địa phương để diễn đạt nội dung văn bản.

Ví dụ: Người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm mà khơng dùng “nón bảo hiểm”

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 36 - 39)