- Chữ ký quyền thủ trưởng (Q.) là chữ ký được sử dụng để giải quyết trong trường hợp người kí là người được giao tạm thời thực hiện các
d. Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hộ
1.3.4. Thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Một trong những thủ tục bắt buộc của quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể ban hành văn bản nhằm đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của văn bản đó là văn bản quy phạm pháp luật phải tiến hành thẩm định, thẩm tra. Đó là những hoạt động mang tính chuyên mơn trong quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Đối với hoạt động thẩm định: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Nghị định số 24/2009/NĐ-CP thì những dự án, dự thảo sau đây thuộc đối tượng thẩm định gồm:
Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được thẩm định trước khi Chính phủ xem xét, quyết định trình văn bản.
Dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải được thẩm định.
Dự thảo thông tư Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải được thẩm định trước khi ban hành.
- Đối với hoạt động thẩm tra: Chỉ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân được thẩm tra bởi các cơ quan chuyên trách của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Ví dụ: Dự án Luật, dự thảo Pháp lệnh được thẩm tra bởi Hội đồng dân tộc, Uỷ ban Pháp luật và các uỷ ban khác của Hội đồng nhân dân.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung của hoạt động thẩm định, thẩm tra đó là:
78
Sự cần thiết ban hành văn bản
Đối tượng phạm vi điều chỉnh của dự thảo văn bản.
Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật và tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Kỹ thuật soạn thảo văn bản.
- Còn hoạt động thẩm tra xem xét các vấn đề sau: Tính hợp pháp, hợp lý, tính thống nhất của văn bản.
Sự phù hợp của dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
Tính khả thi của dự thảo bao gồm sự phù hợp giữa quy định của dự thảo văn bản với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện bảo đảm thực hiện.
Về phương thức thực hiện (tuỳ từng trường hợp): Dự thảo có thể được thẩm định, thẩm tra một hoặc nhiều lần trong quá trình văn bản được soạn thảo; Việc thẩm định có thể do một hoặc nhiều cơ quan cùng thực hiện.
Cơ quan chủ trì soạn thảo phải chuẩn bị hồ sơ thẩm định, thẩm tra bằng văn bản. Quy trình thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp thực hiện.
Quy trình thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sẽ hoàn tất khi có báo cáo thẩm định, thẩm tra của cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, báo cáo thẩm định, thẩm tra là một trong những cơ sở để cơ quan có thẩm quyển xem xét việc thơng qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.