Soạn thảo quy phạm pháp luật cho phép thực hiện hành

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 99 - 101)

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

c. Soạn thảo quy phạm pháp luật cho phép thực hiện hành

Đây là quy phạm pháp luật mà nội dung của phần quy tắc xác định hành vi nào đó mà chủ thể có thể được thực hiện.

- Điều kiện để lựa chọn quy phạm cho phép thực hiện hành vi đó là hành vi khơng xâm hại đến lơi ích của Nhà nước, của xã hội mà có khả năng đem lại lợi ích cho Nhà nước, cho xã hội.

Trong những trường hợp này, nhà nước không cấm và cũng không bắt buộc thực hiện hành vi, mà cho phép chủ thể lựa chọn hoặc thực hiện hoặc không thực hiện hành vi.

- Hướng phán quyết này thường được diễn đạt bằng cách

Ai Có quyền phần mô tả hành vi

(chủ thể quan hệ pháp luật) Được quyền

Ví dụ: Cơng dân được quyền có chỗ ở hợp pháp

Hoặc:

Ai Có quyền được hưởng cái gì (vật chất

(chủ thể quan hệ pháp luật) Được hưởng hay tinh thần

Đây là hướng xác lập quy phạm pháp luật “trao quyền” của đối tượng thi hành văn bản, cho phép họ lựa chọn hành vi của mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật

100

Ví dụ: Cơng dân có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp

luật

“Cơng dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (điều 57 Hiến pháp 1992)

Khi soạn thảo quy phạm điều chỉnh hành vi của chủ thể cần xem xét về các biện pháp bảo đảm thực hiện phán quyết đối với hành vi.

Về cách thức thực hiện hành vi thường là những nội dung xác định điều kiện, hoàn cảnh, thời gian thực hiện hành vi được xác lập cùng với hành vi và lượng phán quyết của cơ quan ban hành văn bản đối với hành vi đó. Thơng thường, cách thức xác lập nội dung này được trình bày trong cùng một điều khoản của văn bản.

- Theo quy định của pháp luật, đối với các hành vi mà nhà nước bắt buộc thực hiện hoặc cho phép thực hiện khi soạn thảo cần trình bày đầy đủ các yếu tố về chủ thể thực hiện hành vi, điều kiện và thời gian thực hiện hành vi.

Ví dụ: Cách thức thực hiện đối với hành vi:

+ Hành vi khiếu nại, tố cáo (theo luật khiếu nại, tố cáo).

+ Hành vi gửi giấy triệu tập đối với các đối tượng: theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

- Đối với hành vi bị cấm thực hiện thì khơng cần phải xác lập các nội dung quy định về chủ thể, hoàn cảnh, điều kiện và thời gian thực hiện hành vi, mà chỉ xác lập hướng phán quyết của cơ quan ban hành văn bản cùng với hành vi bị cấm đoán.

Về các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật thường được quy ở hai nhóm là: cưỡng chế và khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hành vi được quy định.

101

- Các biện pháp này có thể được xác định ngay trong cùng văn bản quy phạm pháp luật với những điều khoản về quản lý nhà nước như: các biện pháp kỷ luật (hoặc khen thưởng) đối với cán bộ, cơng chức.

Ví dụ: “ Luật giáo dục

Chương VIII: Khen thưởng và xử lý vi phạm 1. Phong tặng danh hiệu NGND, NGƯT

2. Khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo dục. 3. Khen thưởng đối với người học”

2.3. Soạn thảo phần kết thúc (hiệu lực pháp lí) của văn bản quy phạm pháp luật phạm pháp luật

Hiệu lực pháp lí của văn bản quy phạm pháp luật là khả năng tác động của văn bản lên các quan hệ xã hội trong những phạm vi nhất định như: phạm vi không gian, thời gian và đối tượng tác động của văn bản. Thông thường, đối với văn bản quy phạm pháp luật phần này có thể được kết cấu ngay trong chương những quy định chung được quy định về phạm vi điều chỉnh. Ngoài ra, phần điều khoản thi hành được xác lập ở chương cuối cùng của văn bản quy phạm pháp luật thường xác lập hiệu lực về thời gian.

2.3.1. Soạn thảo quy phạm về phạm vi tác động của văn bản quy phạm pháp luật phạm pháp luật

Phạm vi tác động (phạm vi điều chỉnh) của văn bản quy phạm pháp luật là khả năng tác động của văn bản ở những phạm vi về không gian, thời gian và phạm vi về lĩnh vực chuyên môn nhất định.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)