Phạm vi tác động về thời gian

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 102 - 104)

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

b.Phạm vi tác động về thời gian

Là giá trị tác động của văn bản quy phạm pháp luật được xác định trong một khoảng thời gian nhất định kể từ khi văn bản phát sinh hiệu lực đến khi kết thúc.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định hiệu lực của văn bản bao gồm: thời điểm bắt đầu có hiệu lực, hiệu lực trở về trước, ngưng hiệu lực và trường hợp văn bản hết hiệu lực.

18

103

- Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác lập trong chương điều khoản thi hành với quy phạm pháp luật có tên gọi “ Hiệu lực thi hành” điều 78, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

Ví dụ: Điều 95, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.

Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày cơng bố hoặc ký ban hành

Đối với văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân và Ủy ban nhân dân năm 2004. Theo đó: thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh ban hành không được sớm hơn 10 ngày; cấp huyện không được sớm hơn 07 ngày; văn bản cấp xã không được sớm hơn 05 ngày.

- Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật (hiệu lực hồi tố): được hiểu là giá trị tác động của văn bản đối với những vụ việc xảy ra trước khi văn bản có hiệu lực

Điều 79 quy định: Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước.

104

Văn bản bị ngưng hiệu lực khi có quyết định của chủ thể có thẩm quyền cho tạm dừng việc áp dụng văn bản đó cho đến khi có quyết định khơi phục lại hiệu lực.

Khoản 1, điều 80 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ việc thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

Điều 81 quy định:

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với quy định về ngưng hiệu lực và hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật còn được quy định cụ thể khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 102 - 104)