VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
2.1.2. Soạn thảo phần cơ sở thực tiễn của văn bản quy phạm pháp luật
cần ghi nhận khi việc dẫn văn bản. Nhưng khi viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật với vai trò là cơ sở pháp lý cho dự thảo thường ghi nhận kèm theo các yếu tố có liên quan như: Tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản, năm ban hành, cơ quan ban hành văn bản, thời gian ban hành hoặc thời gian thông qua văn bản, trích yếu văn bản nhằm cá biệt hố văn bản giúp người đọc biết chính xác văn bản được viện dẫn.
Về cách thức trình bày phần cơ sở pháp lí của những văn bản quy phạm pháp luật theo kết cấu điều khoản, người soạn thảo cần lưu ý nên sử dụng phương pháp lặp. Tức là mỗi văn bản quy phạm pháp luật sẽ được viện dẫn sau một từ “căn cứ” mà không nên viết một từ “căn cứ” chung sau đó xuống dịng liệt kê tên văn bản được viện dẫn.
Cách xác lập này được sử dụng đối với một số loại văn bản như: Luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, nghị quyết, quyết định.
2.1.2. Soạn thảo phần cơ sở thực tiễn của văn bản quy phạm pháp luật . luật .
Nếu như cơ sở pháp lí đảm bảo tính hợp pháp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành thì cơ sở thực tiễn có ý nghĩa cung cấp thông tin thực tế cần thiết làm tiền đề phát sinh nội dung chính của văn bản, đảm bảo cho văn bản ban hành có tính hợp lí. Cơ sở thực tiễn của văn bản quy phạm pháp luật thường được xác lập từ nhu cầu điều chỉnh pháp luật của các quan hệ xã hội, hoặc những hoạt động diễn ra trong đời sống có liên quan đến chủ đề văn bản
Cơ sở thực tiễn của văn bản quy phạm pháp luật là bộ phận cấu thành của cơ sở ban hành, bao gồm các văn bản khơng mang tính quyền lực nhà
91
nước, nhưng có ý nghĩa là các quy phạm đường lối mà dự thảo có nhiệm vụ thể chế hố thành pháp luật. Ngoài ra, cơ sở thực tiễn của văn bản quy phạm pháp luật còn là các văn bản liên quan đến nội dung dự thảo mà theo đó làm phát sinh những vấn đề văn bản giải quyết như: văn bản đề nghị của các cơ quan chức năng có hoạt động liên quan đến việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là cơ quan soạn thảo văn bản hoặc cơ quan có chức năng nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh.
Cơ sở thực tiễn của văn bản quy phạm pháp luật thường được xác lập bao gồm các nội dung:
- Văn bản đề nghị của cơ quan liên quan đến vấn đề được nêu trong dự thảo văn bản.
- Hành vi đề nghị của cơ quan soạn thảo hoặc cơ quan thẩm định văn bản để chứng minh văn bản được ban hành đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Mục đích của việc ban hành văn bản nhằm đáp ứng các yêu cầu của đời sống xã hội.
- Văn kiện, văn bản của Đảng mà dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp thể chế hố hoặc tổ chức thực hiện.
Cách thức trình bày.
Hiện nay, pháp luật khơng có các quy định thống nhất về việc xác lập phần cơ sở thực tiễn của văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, phần cơ sở thực tiễn thường được viện dẫn bằng các văn bản có giá trị pháp lí hoặc hành vi mang tính thủ tục có liên quan đến nội dung văn bản. Với cách trình bày này, vị trí phần cơ sở thực tiễn được xác lập sau phần cơ sở pháp lí, với việc sử dụng “cơng thức hóa” bắt đầu bằng các từ “xét” hoặc “theo” sau đó là văn bản, hành vi đề nghị của chủ thể hoặc mục đích ban hành văn bản quy
92
phạm pháp luật. Sau cơ sở thực tiễn người soạn thảo sử dụng dấu “,” (dấy phẩy).
Ví dụ: Xác lập cơ sở thực tiễn của Nghị định Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ
Công an,
Hoặc: Xét Tờ trình số…/…ngày…tháng…năm…của… hoặc : Cơ sở thực tiễn của Luật tổ chức Chính phủ là
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Chính phủ,
Ví dụ: Xác lập cơ sở ban hành của Nghị định Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
CHÍNH PHỦ
Số: 34/2010/NĐ-CP