VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
2.2.1. Soạn thảo các quy phạm nguyên tắc
Trong văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm nguyên tắc thực chất là những quy phạm có nội dung là tư tưởng mang tính chủ đạo, định hướng đối với các quy phạm pháp luật khác.
Trên thực tế, các quy phạm nguyên tắc thường được xác lập trong những trường hợp sau đây:
- Đưa ra những tư tưởng chủ đạo là các quy phạm thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách để điều chỉnh các vấn đề có khả năng chi phối tới nhiều lĩnh vực, nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, đồng thời là cơ sở để ban hành những văn bản quy phạm pháp luật này.
Ví dụ: Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015
94
- Đưa ra những cách thức, quy định chung có khả năng chi phối đến toàn bộ các quy phạm pháp luật, hoặc một nhóm quy phạm pháp luật trong văn bản.
Thông thường, các quy phạm mang tính nguyên tắc được xác lập thành những quy định riêng, độc lập với những nội dung khác và được trình bày ở chương đầu hoặc phần đầu của văn bản, chương “những quy định chung”..
Khi xác lập quy phạm nguyên tắc có nội dung chi phối tới nhiều vấn đề có trong nhiều đơn vị tạo thành văn bản như: Phần chương, mục thì nên đặt các nguyên tắc này trong chương đầu tiên của văn bản.
- Nếu văn bản phải đề cập nhiều nguyên tắc khác nhau thì mỗi nguyên tắc được tách riêng thành một đơn vị (điều, khoản) độc lập.
Ví dụ: Luật bình đẳng giới quy định.
Điều 6: Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới.
1. Nam nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới khơng bị coi là phân biệt đối xử về giới.
3. Nam nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ, không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
- Nếu văn bản chỉ có một hoặc một nhóm nhỏ các ngun tắc thì các ngun tắc này được trình bày trong các đơn vị nhỏ (điều, khoản) và đặt trong cùng chương hoặc mục với các nội dung khác.
95
- Nếu văn bản có số lượng lớn các nguyên tắc thì trình bày tập trung trong một đơn vị lớn hơn như: phần chương, mục độc lập với các đơn vị quy định về những vấn đề khác.