Soạn thảo phần cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 86 - 90)

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

2.1.1. Soạn thảo phần cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật

phạm pháp luật

Phần phần mở đầu hay còn gọi là cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật là bộ phận cấu thành nội dung của văn bản có vai trị liên kết giữa hình thức và nội dung của văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời bảo đảm cho văn bản quy phạm pháp luật ban hành hợp pháp và hợp lý… Cơ sở ban hành của văn bản quy phạm pháp luật được xác lập bởi cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn.

2.1.1. Soạn thảo phần cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật luật

Cơ sở pháp lí của văn bản quy phạm pháp luật là những chuẩn mực pháp luật được quy định trong các văn bản liên quan, là căn cứ để dự thảo văn bản ban hành đảm bảo tính hợp pháp.

Để xác lập phần cơ sở pháp lí cho dự thảo một cách khoa học cần xuất phát từ mục đích, ý nghĩa của việc lựa chọn văn bản dùng để viện dẫn đảm bảo yếu tố hợp pháp trong nội dung các văn bản pháp luật. Những văn bản đóng vai trị là cơ sở pháp lí cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản mang tính quyền lực nhà nước và phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật luôn luôn là văn bản quy phạm pháp luật mà không thể là văn bản áp dụng pháp luật.

- Cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật phải là những văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao hơn dự thảo, mà khơng thể là văn bản có hiệu lực pháp lí ngang bằng hay thấp hơn hiệu lực pháp lí của văn bản đang soạn thảo.

87

- Cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật là văn bản đang có hiệu lực pháp lý vào thời điểm văn bản đó được ban hành.

- Cơ sở pháp lí của văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có nội dung liên quan trực tiếp tới chủ đề của dự thảo.

Sau khi người soạn thảo lựa chọn được các văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trị là cơ sở pháp lí cho dự thảo thì sắp xếp theo thứ tự:

Nhóm thứ nhất: Viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật quy định trực

tiếp thẩm quyền của chủ thể ban hành.

Muốn xác lập một cách chính xác cơ sở pháp lí của một văn bản quy phạm pháp luật, trước hết cần xác định rõ phạm vi thẩm quyền giải quyết công việc của chủ thể ban hành văn bản. Tức là chủ thể đó được ban hành văn bản để giải quyết những công việc trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định.

Thẩm quyền của chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong các đạo luật về tổ chức bộ máy, hai luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các chủ thể.

Ví dụ: Khi xác lập phần cơ sở pháp lí trong Nghị định của Chính phủ ban hành về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ người soạn thảo phải lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền của chủ thể ban hành là Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001. Luật này đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết những vấn đề thuộc chức năng quản lí nhà nước ở trung ương. Trong khi đó, Hiến pháp, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 cũng quy định thẩm quyền

88

ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, nhưng Luật Tổ chức Chính phủ mới là văn bản quy định trực tiếp.

Như vậy, văn bản đầu tiên làm cơ sở để ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhất thiết phải là văn bản quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền của chủ thể ban hành trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Sự có mặt của những văn bản này và vai trị của nó là bảo đảm chứng minh cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nhóm thứ hai: Viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật quy định trực

tiếp việc xác lập nội dung văn bản đang soạn thảo.

Trên thực tế các văn bản pháp luật thường không tồn tại biệt lập mà giữa chúng ln có mối liên hệ mật thiết với những văn bản pháp luật khác trong cùng hệ thống. Vì vậy, với vai trị là cơ sở pháp lí của dự thảo, các văn bản có nội dung liên quan trực tiếp đến dự thảo thường được viện dẫn với ý nghĩa đảm bảo cho văn bản được ban hành một cách hợp pháp và thống nhất.

Khi xem xét để lựa chọn văn bản làm cơ sở pháp lí cần tập trung vào văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng nội dung liên quan trực tiếp đến chủ đề của văn bản đang soạn thảo.

Ví dụ: Nhóm văn bản thứ có nội dung liên quan đến chủ đề của dự thảo được viện dẫn làm cơ sở pháp lí cho Nghị định của Chính phủ ban hành về việc xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ là Luật Giao thơng đường bộ năm 2008.

Ngồi ra, trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật,

việc viện dẫn văn bản có nội dung liên quan đến nội dung dự thảo thường không đặt ra quy định cho việc lựa chọn một hay một số văn bản. Vì vậy

89

trong nhiều trường hợp, phần cơ sở pháp lí của dự thảo không chỉ đề cập một văn bản có nội dung liên quan mà thậm chí phải viện dẫn nhiều văn bản liên quan. Tuy nhiên, văn bản được lựa chọn để viện dẫn nhất thiết phải là văn bản điển hình chứa đựng nội dung trực tiếp liên quan đến chủ đề dự thảo. Trên thực tế, phần cơ sở pháp lí có nội dung liên quan thường được xác lập theo một trong hai trường hợp sau đây:

+ Trường hợp 1: chỉ viện dẫn một văn bản liên quan trực tiếp đến nội

dung văn bản được soạn thảo.

Ví dụ: Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001; Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

+ Trường hợp 2: viện dẫn nhiều văn bản có nội dung liên quan đến

chủ đề được đề cập trong dự thảo văn bản.

Ví dụ: Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/200;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008; Căn cứ Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày 02/7/2002, sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Cách thức soạn thảo:

Đối với văn bản quy phạm pháp luật khi viện dẫn những văn bản đóng vai trị là cơ sở pháp lí, người soạn thảo trình bày theo “cơng thức” có sẵn. Cách này được gọi là “cơng thức hố” phần cơ sở pháp lý. Đó là việc sử dụng bắt đầu bằng từ “Căn cứ” sau đó là văn bản được viện dẫn làm cơ sở pháp lí cho dự thảo. Nếu có nhiều văn bản liên quan đến dự thảo thì phần cơ sở pháp lý được trình bày bằng nhiều “căn cứ” khác nhau. Sau mỗi một văn bản được viện dẫn người soạn thảo sử dụng dấu “;” (dấy chấm phẩy) để liệt kê.

90

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 1 (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)