4� TÁC ĐỘNG NGŨ VỊ LÊN NGŨ THẦN

Một phần của tài liệu amduongamthuc (Trang 70 - 75)

a) Nguyên tắc

4� TÁC ĐỘNG NGŨ VỊ LÊN NGŨ THẦN

Ngũ Thần tức Chơn Thần ngụ trong ngũ tạng: Thức Thần trong tim, Ý trong tì, Phách trong phế, Chí trong thận, Hồn trong can. Mỗi Thần cảm ứng với một tình

Ngũ hành Ngũ tạng Ngũ Thần Tình cảm Ngũ vị

Hỏa Tim Thức Thần Vui, mừng Đắng

Thổ Tì Ý Lo âu Ngọt

Kim Phế Phách Buồn Cay

Thủy Thận Chí Sợ hãi Mặn

Mộc Can Hồn Giận Chua

Mặc dầu xác phàm cũng sinh hoạt riêng theo bản năng tự động khơng đợi sự sai khiến của Linh Thân; thí dụ tim đập, máu huyết lưu thơng… nhưng vẫn phụ thuộc vào điều kiện hài hịa của Ngũ Thần (Chơn Thần). Sau thất tình29, mùi vị thực phẩm cũng cĩ thể làm xáo trộn cung điệu thiên nhiên của Ngũ Thần và cản trở việc qui Ngũ Thần để đắc đạo. Dù ăn mặn hay ăn chay tu Đạo, ai trong chúng ta cũng cĩ thể tự kiểm chứng được thất tình thái quá hại Ngũ Thần như thế nào.

Sau đây, chúng ta cùng nhau dùng vị để tự kiểm chứng sự liên hệ giữa các vị và Ngũ Thần trong ngũ tạng với vài thí dụ sau.

Vị đắng lay động Thức Thần trong tim

Vị đắng cảm ứng với khí của tim. Sau khi uống cà phê quá nhiều lại đậm đặc, tại sao tim đập mạnh, đầu ĩc tỉnh táo, bàn tay ướt mồ hơi, mất ngủ. Lý do là vị đắng cà phê đi về tim, kích thích quá mạnh khí của tim, làm xáo trộn nơi cư ngụ của Chơn Linh và Thức Thần (Chơn

29 Thất tình biểu lộ thái quá thì hại Ngũ Thần: Giận quá thì làm mờ

Hồn trong can nên ngu dại, xúi giục làm điều trái đạo; buồn thái quá hại đến Chơn Thần ở phế (Phách) khiến khĩ thở, tinh thần suy nhược, tuyệt vọng; vui thái quá làm Thức Thần trong tim muốn hĩa điên cuồng…

Thần) nên mới cĩ những triệu chứng đĩ. Thánh Ngơn dạy:

Ngươn Thần thì sáng suốt, ưa thanh tịnh vơ vi, nhưng bởi cĩ Thức Thần nên mới hay động tác30.

Tì khí suy sanh lo âu

Sau khi làm việc mệt nhọc trí não hay lo âu, người sẽ cảm thấy uể oải, bủn rủn chân tay, thiếu sáng kiến. Đĩ là triệu chứng khí Tiên Thiên (Chơn Thần) trong tì là Ý suy nhược vì thiếu khí Hậu Thiên (Chơn Khí) bổ dưỡng. Ăn vị ngọt (kem, bánh ngọt…) vào để bổ khí Hậu Thiên trong tì là Chơn Thần (Ý) trở lại bình thường ngay. Lý do là vị ngọt nuơi dưỡng tì khí.

Phế khí yếu nhược

Phế khí suy nhược sẽ cĩ triệu chứng: tiếng nĩi và hơi thở yếu ớt, hay đổ mồ hơi, ho xuyễn. Phách trong phế gây trạng thái chán đời, yếm thế… Trong trường hợp cĩ bệnh phổi như ho kinh niên, xuyễn, lao phổi… thì nên kiêng vị cay vì vị cay làm tản khí của phế và bệnh nặng thêm.

Vị mặn bồi bổ Chơn Thần Chí

Vị mặn bồi bổ thận khí (Chơn Khí) và Chí (Chơn Thần trong thận). Nếu độ mặn trong máu xuống quá thấp vì đổ mồ hơi quá nhiều nhất là sau khi đi bộ, tập dượt thể xác, con người cĩ thể ngất xỉu hoặc suy giảm Chí phấn đấu sinh ra sợ hãi. Đĩ là dấu hiệu thiếu khí Hậu Thiên (vị mặn của muối) bồi bổ cho Chơn Thần (Chí)… Một ly chanh muối là hồi phục.

Vị chua làm Hồn thất tán

Nếu can khí suy yếu vì lạm dụng vị chua31, Hồn trong can sẽ bạc nhược mà sinh ra sợ hãi, nhút nhát, thần kinh suy nhược, yếm thế, chân tay khơng sức lực được diễn tả qua ngơn ngữ là thiếu can (gan) đởm (mật). Biện pháp là giảm hay kiêng ăn vị chua…

Sau khi đã cảm nhận được Ngũ Thần trong ngũ tạng, chúng ta mới hiểu tại sao giáo lý Cao Đài dạy phải kềm chế thất tình lục dục, tam thi cửu cổ32.

31 Thường sảy ra ở những người theo phép giảm ký bằng đồ chua

thái quá (giấm, chanh, bưởi chua…)

Một phần của tài liệu amduongamthuc (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)