Giáo dục cộng đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 30 - 31)

IV. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC HỌC 1 Giáo d ục

8. Giáo dục cộng đồng

Cộng đồng là một nhóm người với nhiều thành phần giới tính, lứa tuổi cùng sống chung trên một địa bàn, cùng có chung một truyền thống văn hóa và những nhu cầu nguyện vọng giống nhau.

Giáo dục cộng đồng là giáo dục trong cộng đồng và có sự tham gia của cộng đồng trong giáo dục nhằm duy trì, củng cố và phát triển cộng đồng.

Giáo dục cộng đồng là một quá trình biến đổi các loại trường học thành các trung tâm giáo dục và câu lạc bộvăn hóa cho mọi lứa tuổi.

* Đặc trưng của giáo dc cộng đồng:

+ Giáo dục được tổ chức và phát triển ổn định cùng với các quá trình phát triển kinh tế xã hội nhằm mục tiêu duy trì, củng cố và phát triển cộng đồng.

+ Được tổ chức một cách hệ thống mang tính phổ biến (toàn cầu) nhưng cũng đậm nét bản sắc dân tộc, truyền thống, tinh hoa văn hóa của từng dân tộc, từng cộng đồng.

+ Là một hệ thống mở tạo cơ hội cho mọi tầng lớp, mọi thành viên trong cộng đồng ngày càng gắn bó với cộng đồng, xã hội. Nguyên tắc của trường cộng đồng là giáo dục cho mọi lứa tuổi. Mục tiêu giáo dục dựa trên lợi ích và nhu cầu của cộng đồng, nhà trường phục vụ cộng đồng và cộng đồng phục vụ lại nhà trường.

+ Cách thức tổ chức hoạt động đa dạng phong phú, nội dung, phương pháp giáo dục mềm dẻo, linh hoạt để phù hợp với nhiều loại đối tượng. Phương pháp áp dụng trong nhà trường cộng đồng là phương pháp chủ điểm theo những nội dung thiết thực gắn liền với thực tiễn và nhu cầu phát triển của cộng đồng.

* Tác dng ca giáo dc cộng đồng:

- Giáo dục cộng đồng là một tư tưởng, một cách làm mới mẻ nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững, gắn bó giữa giáo dục với các quá trình xã hội, với đời sống và lợi ích của cộng đồng.

- Giáo dục cộng đồng là một cách thức tốt và có hiệu quả nhằm tạo những điều kiện, cơ hội thực hiện sự công bằng xã hội, tạo lập nền tảng cho sự phát triển và ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)