TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Nghiên cứu hoàn thiện các vấn đề thuộc phạm trù phương pháp luận khoa học giáo dục, đảm bảo tiếp cận với xu thế phát triển mới mẻ, đa dạng khoa học giáo dục, đảm bảo tiếp cận với xu thế phát triển mới mẻ, đa dạng của giáo dục và Giáo dục học: kế thừa những tư tưởng giáo dục tiến bộ, hội nhập với xu thế phát triển giáo dục của thế giới, mở rộng và nâng cao tầm bao quát của tư tưởng giáo dục, mở rộng hệ thống khái niệm giáo dục (đề cao tính nhân văn, tính quốc tế...)
2. Xác định đối tượng nghiên cứu của khoa học giáo dục nói chung và của Giáo dục học nói riêng. chung và của Giáo dục học nói riêng.
Trước đây đối tượng nghiên cứu khoa học giáo dục là quá trình vận động và phát triển giáo dục trong các nhà trường công lập. Ngày nay cần bổ sung nghiên cứu quá trình giáo dục trong các loại hình nhà trường khác như bán công, dân lập, nội trú, bán trú... và các loại hình giáo dục từ xa, giáo dục thường xuyên, giáo dục tình thương...
- Nhiều phạm trù lý luận vốn có trở nên quá đơn giản không đáp ứng với thực tiễn phức tạp hiện nay, không bao hàm đầy đủ các nội dung khoa học mới, thành tựu lý luận mới của Giáo dục học như: mục đích giáo dục, giáo dục gia đình, giáo dục trẻ chưa ngoan, công nghệ giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân.
- Nhiều vấn đề lý luận trong Giáo dục học đại cương cũng như trọng Giáo dục học chuyên ngành cần được nghiên cứu tiếp tục.
4. Nghiên cứu vận dụng các phương tiện kỹ thuật mới trong dạy học, bổ sung và hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học học, bổ sung và hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu Giáo dục học
Cần lưu ý áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, sử dụng những phương tiện kỹ thuật mới, phương pháp nghiên cứu mới để nâng cao chất lượng các công trình khoa học đồng thời đào tạo các nhà khoa học trẻ tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu hiện đại trên thế giới.
5. Nghiên cứu một số vấn đề nổi bật về lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện không ngừng hệ thống giáo dục quốc dân hoàn thiện không ngừng hệ thống giáo dục quốc dân
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò, vị trí, tác dụng của giáo dục trong giai đoạn mới. Xác định mối tương quan biện chứng giữa giáo dục với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Phương thức tổ chức giáo dục: từ nhà trường sang toàn xã hội, mối liên quan giữa giáo dục phổ cập, trình độdân trí và văn hóa...
- Vấn đề giáo dục nhân cách con người – mối liên quan giữa các chuẩn mực, giá trị đang hình thành trong xã hội với những khuôn mẫu mà nhà trường đang giáo dục học sinh.
- Việc kết hợp giữa giáo dục văn hóa với giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề.
Các định hướng ảnh hưởng lớn đến việc điều chỉnh, xây dựng lại cấu trúc của hệ thống giáo dục quốc dân để bảo đảm hiệu quả giáo dục, làm cho giáo dục thực sự gắn với quá trình kinh tế - xã hội năng động hiện nay.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Hiện tượng giáo dục xuất hiện từkhi nàơ? Vì sao nói giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt?
2. Giáo dục có những chức năng xã hội và tính chất gì?
3. Giáo dục học ra đời từ khi nào, được đánh dấu bằng sự kiện gì? Ai là người có công tách Giáo dục học thành một khoa học độc lập?
4. Vì sao Giáo dục học được xem là một khoa học?
5. Đối tượng - nhiệm vụ nghiên cứu của Giáo dục học là gì?
6. Cấu trúc của quá trình giáo dục gồm có những hệ thống nào? (phân tích từng hệ thống)
7. Giáo dục học có những khái niệm cơ bản nào? Mỗi khái niệm có những cách hiểu khác nhau như thế nào?
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Cấu trúc hệ thống các thành tốcơ bản của quá trình giáo dục đòi hỏi việc cải tiến hoạt động giáo dục phải được bắt đầu từ yếu tố nào? Vì sao?
2. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục chỉ tập trung vào việc cải tiến phương pháp giáo dục là đúng hay sai?
3. Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố: Giáo dục và Tự giáo dục; Dạy học và Tự học dựa trên nội hàm của các khái niệm đó.
Chương 2. GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Sau bài học này, người học có khảnăng:
1. Về kiến thức:
a. Mức độ Biết:
- Trình bày các khái niệm: Nhân cách, sự phát triển nhân cách theo nghĩa GDH
- Nêu đầy đủ những yếu tốảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. b. Mức độ Hiểu:
- Phân tích vai trò của từng yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách.
c. Mức độ Vận dụng:
- Nhận định về vai trò chủ đạo của giáo dục trong thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay.
2. Về kỹnăng
- Đánh giá mức độ sự phù hợp hay sai lầm trong các quan niệm dân gian về giáo dục và trong thực tế.
3. Vềthái độ
- Từ bỏ, phê phán và điều chỉnh những nhận thức không đúng đắn về các yếu tốảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên ”
(Hồ Chí Minh)
Nội dung bài học:
I. SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI 1. Khái niệm con người và bản chất con người