Các cấp độc ủa mục đích giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 69 - 75)

I. KHÁI NIỆM VỀ MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC 1 Định nghĩa và tính chất

4.Các cấp độc ủa mục đích giáo dục

* Cấp vĩ mô: Tên gọi là “Mục đích giáo dục”, do các cấp lãnh đạo, quản lý xã hội đề ra dựa trên yêu cầu của xã hội. Mục đích giáo dục giữ vai trò định hướng về giá trị nhân cách ở cấp toàn xã hội và áp dụng cho toàn bộ hoạt động giáo dục trong xã hội. Mục đích giáo dục thường có tính chất lý tưởng và ổn định tương đối.

Mục đích giáo dục hiện nay là: Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài.

* Cấp trung gian: tên gọi là “Mục tiêu giáo dục hay mục tiêu đào tạo” do các cấp quản lý giáo dục từ Bộ đến trường xây dựng dựa trên mục đích giáo dục tổng quát và yêu cầu cụ thể của hoạt động giáo dục; nêu lên mục tiêu về nhân cách, về chất lượng đào tạo cho toàn ngành giáo dục và cho từng bậc học, cấp học (còn có thể cho từng giai đoạn, từng năm học), chủ yếu được thể hiện bằng ngôn ngữ, thuật ngữ tâm lý - sư phạm.

Hiện nay luật giáo dục quy định mục tiêu giáo dục theo từng bậc học như sau:

+ Mục tiêu của giáo dục bậc mầm non: giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

+ Mục tiêu của giáo dục bậc phổ thông: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Giáo dục tiểu học: giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ. Thể chất, thẩm mỹ và các kỹnăng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

- Giáo dục trung học cơ sở: giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

- Giáo dục trung học phổ thông: giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

* Cấp vi mô: gọi là “mục tiêu chuyên biệt hay mục đích - yêu cầu”. Đó là mục tiêu hành động của thầy và trò, do các nhà sư phạm, các giáo viên đề ra cho từng môn học, bài học, từng hoạt động... phản ánh mục tiêu giáo dục.

* Nhng yêu cu ca việc xác định mc tiêu chuyên bit

Thông thường các mục tiêu giáo dục được bày tỏ một cách chung chung và lờ mờ nên khó hình dung được rõ ràng kết quả mong đợi của một quá trình giáo dục cụ thể, chẳng hạn như: Mục tiêu bài giảng là “Hiểu nội

dung bài và cảm nhận được ý nghĩa; Học sinh thấy được tấm lòng yêu thương của cô giáo...”. Thế nào là hiểu? là cảm nhận? là thấy được lòng yêu thương? Làm sao biết được học sinh có hiểu, có cảm nhận và có thấy? Do đó cần phải biết cách xác định mục tiêu một cách cụ thể, rõ ràng hơn để tiến hành quá trình giáo dục một cách chủ động và tập trung vào kết quả mong đợi qua mục tiêu đã xác định đó.

Xác định mục tiêu giáo dục là tìm cách diễn tả đơn giản nội dung giáo dục để chỉ ra các thao tác mà người học có khả năng thực hiện nội dung đó. Một mục tiêu được xác định tốt phải có hai tác dụng, đó là chỉ đạo tổ chức quá trình giáo dục và làm chuẩn đánh giá kết quả đào tạo. Nếu không đạt được hai yêu cầu này, thì mục tiêu vạch ra chỉ là một “mục tiêu tuyên bố” chỉ nêu lên cho có, cho đủ thủ tục của một giáo án.

* Các điều kin xây dng mc tiêu chuyên bit chính xác và hiu qu

1. Mục tiêu phải được diễn tả theo chức năng người học chứ không phải theo chức năng người dạy bởi vì chính người học là chủ thể thực hiện mục tiêu để chiếm lĩnh một khảnăng mới. Vì vậy, có thể mởđầu bằng cụm từ

“Sau bài học này, người học có khảnăng...”

2. Mục tiêu phải được diễn đạt bằng một động từ đơn nghĩa, chính xác để giáo viên và học sinh nhìn nhận kết quả mong đợi dưới cùng một dạng. Những cách phát biểu như sau là mơ hồ, đa nghĩa dẫn đến những cách hiểu khác nhau giữa giáo viên và học sinh: “nắm được khái niệm”; “nhận thức rõ tình bạn”; “nhận thấy trẻ em được quyền kết giao bạn bè”; “thấy tác hại của bệnh răng miệng” “nắm vững qui tắc”

3. Mục tiêu phải được diễn tảdưới dạng hành vi có thểquan sát được. VD: “Viết một bài không có lỗi chính tả” (thay vì phát biểu: “nắm vững luật chính tả”)

4. Xác định hoàn cảnh, điều kiện, thời gian hành vi nói trên sẽ diễn ra. VD: “Nghe đọc để viết một bài không có lỗi chính tả.“

5. Xác định tiêu chí thừa nhận mức độđạt được mục tiêu

VD: Nghe đọc để viết một bài khoảng 10 dòng không có lỗi chính tả và không có dấu vết tẩy xóa.

VÍ DỤ MINH HỌA CÁCH PHÁT BIỂU MỤC TIÊU

* Lưu ý: Những ví dụsau đây có tính chất gợi ý cách phát biểu mục tiêu chuyên biệt của một bài học, chứ chưa phải là một ví dụ chuẩn xác về các mục tiêu phải đạt trong bài học

Bài học: KỸ THUẬT DI TRUYỀN Môn Sinh - Lớp 12

Mục tiêu: Sau bài học, Học sinh có khảnăng 1. Mức độ biết:

a. Phát biểu định nghĩa khái niệm “kỹ thuật di truyền” 2. Mức độ hiểu:

a. Vẽvà sơ đồ kỹ thuật cấy gen

b. Giải thích từng khâu của kỹ thuật cấy gen 3. Mức vận dụng:

a. Liên hệ thực tiễn để nhận biết các sản phẩm sử dụng kỹ thuật cấy gen.

Bài học: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ Môn Hóa - Lớp 11

Mục tiêu: Sau bài học, Học sinh có khảnăng 1. Mức độ biết:

a. Phát biểu định nghĩa khái niệm “Liên kết cộng hóa trị” 2. Mức độ hiểu:

a. Giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử có liên kết cộng hóa trị

b. Phân biệt được liên kết cộng hóa trị có cực và không có cực. 3. Mức độ vận dụng:

a. Viết được sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử có liên kết cộng hóa trị

b. Xác định phân tử có liên kết cộng hóa trị

Bài học: CÂU Môn Văn - Lớp 10 Mục tiêu: Sau bài học, Học sinh có khảnăng 1. Mức độ biết:

a. Nêu định nghĩa từng kiểu câu 2. Mức độ hiểu:

a. Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp và theo mục đích phát ngôn. b. Mô tả cấu tạo của từng kiểu câu

c. Cho ví dụ từng kiểu câu

d. Giải thích ý nghĩa, cách dùng từng kiểu câu

e. Phân biệt các kiểu câu hai thành phần; câu đặc biệt; câu tỉnh lược f. So sánh câu ghép với câu phức; câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ

3. Mức độ vận dụng: a. Viết câu đúng ngữ pháp

b. Giải hết và giải đúng các bài tập trong sách giáo khoa

Để có thể phát biểu mục tiêu một cách rõ ràng có thể dùng những động từ theo mô hình phân bậc mục tiêu nhận thức của B.S Bloom dưới đây:

Mức độ Kết quả Động từ mẫu

nhìn nhận thông tin lựa chọn, nhận dạng, gắn nhãn, ráp nối, nêu tên, phát biểu

Hiểu Học sinh chuyển thông tin sang thức biểu tượng Phân loại, minh họa, kể lại, Biểu lộ, gộp, viết lại, Mô tả, nhóm, chỉ ra Giải thích, diễn giải, tóm tắt Khái quát, xếp thứ tự Áp dụng Học sinh sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề Áp dụng, kiểm tra, phỏng đoán, So sánh, trình diễn, phỏng vấn Tranh luận, điều tra, chứng minh Vẽsơ đồ, lưu trữ, tìm kiếm Kết luận, làm, dịch

Khám phá, xây dựng Phân tích Học sinh chia thông

tin thành các phần

Phân tích, kiểm nghiệm, đối chiếu Suy luận, thuật lại, mổ xẻ, Định rõ Tổng hợp Học sinh giải quyết

vấn đề bằng cách kết hợp các thông tin với nhau bằng phương tư duy sáng tạo độc lập

Kết hợp, biểu diễn, dàn dựng Tạo lập, lên kế hoạch, duyệt lại Thiết kế, phát triển, kể lại

Tưởng tượng, đề xuất

Đánh giá Học sinh đưa ra

những đánh giá định lượng và định tính dựa trên những tiêu chuẩn đã đặt ra

Tranh luận, tính điểm, giới thiệu Khích lệ, đánh giá, ủng hộ

Chọn lựa, bào chữa, kiểm tra Phê phán, xếp hạng xác minh Phê bình, tính tỉ lệ

II. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM 1. Những cơ sởxác định mục đích giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 69 - 75)