Tổ chức vui chơ

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 107 - 108)

II. CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC 1 D ạy học

5. Tổ chức vui chơ

Có ba loại hình hoạt động cơ bản của con người là học tập, lao động, vui chơi. Sự phát triển nhân cách được quân bình khi con người tham gia đầy đủ và cân đối ba loại hình hoạt động đó. Đối với trẻ em, vui chơi có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhân cách. Qua việc vui chơi trẻ bộc lộ rõ những khả năng và tính cách, nhờ vậy nhà giáo dục có thể phát hiện, điều chỉnh hoặc đưa ra những tác động giáo dục phù hợp hơn. Vui chơi không chỉ tạo cảm giác khuây khỏa, thoải mái mà còn giúp cho trẻ rèn luyện nhiều phẩm chất nhân cách tốt đẹp trong trạng thái hưng phấn hứng thú. Vì vậy tổ chức vui chơi là một con đường giáo dục được học sinh hưởng ứng tích cực và có nhiều hiệu quả.

Vui chơi là một nhu cầu tự nhiên của con người, nếu nhà trường không tổ chức thì học sinh cũng thường chủ động tiến hành các hoạt động vui chơi của cá nhân hoặc của nhóm. Vì vậy cần xây dựng kế hoạch tổ chức, định hướng và lôi cuốn học sinh vào các hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh đáp ứng mục tiêu giáo dục nhân cách của học sinh.

Tổ chức vui chơi đòi hỏi tính sáng tạo, linh hoạt cao của giáo viên và nhà trường, nhất là trong sự hạn chế những điều kiện thực hiện các hoạt động vui chơi cho học sinh như hiện nay (cơ sở vật chất, thời gian và con người...)

Tuy nhiên việc tổ chức vui chơi trong dạy học và giáo dục đang được chú trọng, đặc biệt là hình thức dạy học bằng trò chơi ở trên lớp; những trò chơi tập thể trong buổi sinh hoạt đầu tuần trên sân trường; những chuyến du lịch tham quan học tập... được học sinh hưởng ứng đầy thích thú do đáp ứng đúng nhu cầu tâm lý của trẻ em. Giáo dục bằng con đường tổ chức vui chơi thể hiện trình độ nghệ thuật cao của nhà giáo dục.

1. Ngoài các con đường giáo dục đã nêu còn có những con đường giáo dục nào khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong giáo dục gia đình, giáo dục xã hội?

2. Công tác giáo dục học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay đã tiến hành chủ yếu theo những con đường giáo dục nào? Anh/Chị nhận xét như thế nào về thực trạng đó?

3. Các games show trên truyền hình có phải là hình thức biểu hiện của con đường giáo dục “tổ chức vui chơi” hay không? Hãy đưa ra nhận xét về tác dụng giáo dục của những games show đó?

4. Bạn có nhận xét gì về việc thực hiện con đường giáo dục “tổ chức lao động” trong nhà trường THPT hiện nay?

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)