Mục đích giáo dục tổng quát

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 84 - 89)

II. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM 1 Nh ững cơ sởxác định mục đích giáo dục

2. Mục đích giáo dục tổng quát

2.1. Nâng cao dân trí

* Khái niệm dân trí

Dân trí là trình độ hiểu biết, trình độ trí tuệ của người dân.

Dân trí có liên quan đến các vấn đề nhân quyền, dân sinh, dân chủ và những vấn đề có liên quan đến dân tộc và toàn cầu: sự bùng nổ dân số, bệnh AIDS, bảo vệmôi trường, bảo vệ hòa bình.

Dân trí là kết quả tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục: nhà trường, gia đình, xã hội nhưng giáo dục nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân đóng vai trò nòng cốt.

* Thực trạng dân trí nước ta

- Chỉ tiêu phát triển giáo dục ở các bậc học còn thấp hơn mức trung bình.

VN Phát triển Trung bình Chậm

Bậc tiểu học 85% 98% 91% 74%

Đại học 3% 23% 14% 5,7% - Số năm học trung bình của người dân chưa đạt được 5 năm theo tiêu chuẩn quốc tế để công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Xét trên góc độ kinh tế học giáo dục tiêu chuẩn quốc tế để một quốc gia tiến hành hiện đại hóa, công nghiệp hóa là sốnăm đi học trung bình của người dân tối thiểu phải là 5 năm.

1979 số năm học trung bình của Việt Nam là 4.4 năm

1989 4.5 năm

2002 4.9 năm

(nam 6.2;nữ 3.6) - Trẻ em bỏ học còn nhiều.

* Mục tiêu nâng cao dân trí đến 2020

+ Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc mầm non. Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ trong gia đình.

+ Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sởnăm 2010 và trung học phổ thông năm 2020.

Nước Pháp năm 1790 có luật phổ cập tiểu học. Nhật bản phổ cập tiểu học năm 1900, Trung quốc và Thái lan phổ cập trung học cơ sởnăm 2000.

+ Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục ở các vùng lãnh thổ.

2.2. Đào to nhân lc: là một mục tiêu lớn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển một đất nước nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại sự phát triển một đất nước nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Khái niệm về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là số dân và chất lượng con người, bao gồm thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất. Nguồn nhân lực dồi dào thể hiện ở sức mạnh trí tuệ, tay nghề, chất lượng và hiệu quả lao động.

Phát triển nguồn nhân lực là đào tạo người có năng lực lao động, làm mỗi người tự tạo và phát triển bản thân thực sự là chủ thể của lao động, đủ trách nhiệm phát huy năng lực, tạo ra sản phẩm lao động. Phát triển nguồn nhân lực còn tập trung vào việc chuyển dịch cơ cấu phân công lao động, giải quyết việc làm, phân bổ nguồn nhân lực, đào tạo lại, đào tạo mới, chính sách công nghệ, quản lý vĩ mô nguồn nhân lực.

Việc đào tạo nhân lực phải thông qua hệ thống giáo dục quốc dân mà trực tiếp là ngành giáo dục chuyên nghiệp và đại học nhưng các bậc học khác cũng phải hướng vào mục tiêu này trong việc tạo cơ sơ, nhất là cơ sở nhân cách để tiến tới mục tiêu.

* Thực trạng nhân lực nước ta

+ Cơ cấu lao động:

- Nông nghiệp và lâm nghiệp 71%; công nghiệp, giao thông, xây dựng, bưu điện 15%;

Số liệu thống kê cho thấy nước ta đang ở trong tình trạng cơ cấu của một nước nông nghiệp. Hiện có 75% lao động của cả nước đang ở trong khu vực nông nghiệp, đem lại 25% tổng sản phẩm của cả nước, cho thấy chúng ta đang ở điểm thấp của quá trình phát triển đi lên công nghiệp hóa.

Trình độ và cơ cấu đào tạo: Hiện nay mới có 15% tổng số người lao động đã qua đào tạo. Tỉ lệđào tạo các lực lượng lao động rất mất hợp lý:

- sốlượng công nhân gần bằng cán bộ kỹ thuật

- số cán bộ tốt nghiệp đại học nông nghiệp chỉ chiếm 8.1%

Vì vậy có nhiều sinh viên ra trường chưa có việc làm trong khi nhiều vùng miền núi, vùng sâu vùng xa thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật.

+ Hiện trạng đội ngũ giáo viên phổthông năm học 1999 - 2000: Tổng số614.807 người, còn thiếu 98.110 giáo viên

Cơ cấu độ ngũ giáo viên thiếu đồng bộ, đặc biệt là thiếu rất nhiều giáo viên các bộ môn: Nhạc họa, Thể dục, Công nghệ, Đạo đức - Công dân, ngoại ngữ (50.891 người)

Trình độđào tạo:

Cấp học Tỉ lệG đạt chuẩn Chuẩn đào tạo Tiểu học 66.70 Trung học sư phạm

THCS 86.32 Cao đẳng SP

THPT 93.60 Đại học SP

So sánh nguồn nhân lực Việt Nam và Hàn quốc (người/ triệu dân)

Nước Đại học Kỹ thuật viên

Việt Nam 9.429 13. 636

Hàn quốc 52.000 69.790

Số lượng cán bộ hiện có của chúng ta chưa đủ đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

* Mục tiêu đào tạo nhân lực đến 2020

- Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề.

- Nâng cao chất lượng và bảo đảm đủ số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các điều kiện. Phấn đấu có một sốcơ sở đại học và trung học chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế.

2.3. Bồi dưỡng nhân tài

* Khái niệm về nhân tài

Nhân tài là người có tài năng xuất sắc, thông minh, trí tuệ phát triển, có một số phẩm chất nổi bật, giàu tính sáng tạo trong cuộc đời, họ đạt được thành tích mới với chất lượng cao, vượt hẳn lên so với người đương thời.

Cấu trúc của tài năng bao gồm: sự thông tuệ (trình độ tri thức, kỹnăng, kỹ xảo rộng và cao, phong phú và đa dạng); năng lực tư duy; năng lực sáng tạo; đạo đức trong sáng. Sự thông tuệ có thể đạt được bằng hai con đường chủ yếu: học tập, rèn luyện trong nhà trường và học tập trải nghiệm trong cuộc sống. Toàn bộ hệ thống giáo dục cùng với gia đình và xã hội đều phải chăm lo đào tạo và sử dụng nhân tài.

* Vị trí của nhân tài trong sự phát triển xã hội:

- Nhân tài đóng góp tích cực vào sự hưng thịnh của đất nước, mở ra những mũi đột phá trong văn hóa, khoa học kỹ thuật, tạo đà phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội.

- Nhân tài có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội lịch sử. Vì vậy ở thời đại nào, quốc gia nào người tài cũng được coi trọng. Việc bồi dưỡng, sử dụng nhân tài đều được xem là quốc sách. Chẳng hạn như:

+ Trong “Tam quốc chí” đã kể lại rằng, Lưu Bị đã kiên nhẫn cất công 3 lần mời gọi Gia Cát Lượng (Khổng Minh), một người có tài tham mưu, đi theo hỗ trợ Lưu Bị. Sự ưu ái của Lưu Bị đối với người tài đã thuyết phục Gia Cát Lượng đóng góp mưu trí giúp Lưu Bị bảo vệ được lãnh thổ trước sự tấn công của các đối thủ.

+ Ông cha ta xem nhân tài là nguyên khí của đất nước. Bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc tử Giám còn ghi: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và càng lên cao, nguyên khí suy thì thế nước hèn và càng xuống thấp, cho nên các bậc thánh đế minh vương đời xưa, chẳng có đời nào không chăm bón nhân tài, bồi đắp nguyên khí cho đất nước.”

+ Trong “Bình Ngô đại cáo” Lê Lợi, Nguyễn Trãi cũng thừa nhận những khó khăn ban đầu của cuộc kháng chiến chống quân Minh là do thiếu nhân tài “nhân tài như lá mùa thu, Tuấn kiệt như sao buổi sớm”

+ Ngày nay Đảng và nhân dân ta cũng hết sức chú ý đến việc bồi dưỡng nhân tài. Việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài luôn được nhận thức là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng và bảo vệđất nước.

2.4. Mi quan h gia 3 mc tiêu nâng cao dân trí - đào to nhân lc - bồi dưỡng nhân tài lc - bồi dưỡng nhân tài

+ Mặt bằng dân trí là nền tảng, là điều kiện then chốt để đào tạo nguồn nhân lực. Trình độ dân trí ảnh hưởng lớn đến trình độ nghề nghiệp và năng suất lao động.

+ Việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài phải dựa trên nền kinh tế - xã hội phát triển, ổn định (có nguồn nhân lực dồi dào) và dựa trên sự phổ cập giáo dục (dân trí)

+ Nhân tài được phát hiện và bồi dưỡng sẽ là nguồn lực to lớn để nâng cao dân trí và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)