II. CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC 1 D ạy học
3. Tổ chức các hoạt động xã hộ
Hoạt động xã hội tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh quan hệ với người khác, là quá trình nhận thức và chấp nhận khuôn mẫu, chuẩn mực xã hội, thích ứng với các chuẩn mực ấy và chuyển chúng thành những giá trị của bản thân.
Thông qua các hoạt động xã hội, kiến thức về con người, về xã hội của con người ngày càng phong phú, mở rộng; kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa với mọi người ngày càng đa dạng sâu sắc và nhuần nhuyễn, bộ mặt văn hóa đạo đức của mỗi người ngày càng hoàn thiện hơn. Ngoài ra hoạt động xã hội còn làm con người có tâm hồn phong phú, rộng mở, giúp bộc lộ cá tính, làm đậm nét bản sắc riêng của từng người. Điều này thực sự cần thiết để chuẩn bị cho học sinh THPT trở thành một người công dân trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm sống.
So với các tổ chức khác, nhà trường vừa có những lợi thế, vừa có điều kiện thực tế để thu hút, tổ chức cho thầy trò cùng tham gia các hoạt động xã hội từ thấp đến cao như chơi thể dục thể thao, tham gia các lễ hội văn hóa địa phương, tham gia các cuộc vận động chính trị- xã hội, các hoạt động nhân đạo, từ thiện... Tuy nhiên cần chú ý bảo đảm thực hiện mục đích giáo dục của các hoạt động xã hội được tránh hiện tượng “chạy theo thành tích”, tổ chức kiểu “phong trào”; thậm chí gây phản tác dụng giáo dục đối với học sinh (hiện tượng khai gian tuổi trong các giải thể thao học sinh; đề nghị học sinh đóng góp tiền thay cho các vật dụng quyên góp làm từ thiện...)