Tổ chức lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 103 - 104)

II. CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC 1 D ạy học

2.Tổ chức lao động

Để có thể hình thành nhân cách học sinh theo yêu cầu đặt ra là con người phải luôn luôn hoạt động năng động, sáng tạo và thích ứng với mọi biến chuyển của cuộc sống, học sinh cần phải được hoạt động, rèn luyện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong loại hình lao động.

Thông qua lao động, học sinh hình thành thái độ và kỹ năng lao động đúng đắn, nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ đối với lao động, biết kết hợp lợi ích chính đáng của cá nhân với nhu cầu và lợi ích xã hội. Lao động còn là con đường, phương tiện giúp con người sáng tạo nên những giá trị mới nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần, làm cho cuộc sống vui

tươi, hứng thú, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mỗi cá nhân, kích thích sự phát triển trí tuệ, xác lập kiến thức và niềm tin đạo đức, phát triển năng khiếu và thị hiếu lành mạnh. Ngay cả trong lao động phục vụ, nếu được tổ chức hợp lý và hữu hiệu sẽ tạo nên một nhân cách đúng đắn, biết tôn trọng người khác và hiểu rõ giá trị của lao động đối với việc tạo lập giá trị của mỗi người.

Trước đây khi tổ chức lao động ở nhà trường, người ta thường xem nhẹ việc kết hợp đúng đắn những lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, vì vậy khó hình thành động cơ đúng đắn cho học sinh tham gia tự giác các hình thức tổ chức lao động.

Như vậy lao động là hoạt động hữu hiệu nhất để phát triển năng lực và các phẩm chất của con người, gắn hoạt động của học sinh và nhà trường với đời sống xã hội hiện thực.

Việc tổ chức lao động cho học sinh có thể tiến hành bằng nhiều giải pháp như: phân công trực nhật làm vệ sinh lớp học; tổ chức lao động làm sạch đẹp trường lớp; tổ chức lao động công ích ngoài xã hội...

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 103 - 104)