II. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM 1 Nh ững cơ sởxác định mục đích giáo dục
1.4. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ nay đến
* Mục tiêu tổng quát: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.
* Mục tiêu cụ thể:
- Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000 để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
GDP bình quân đầu người là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Những nước có GDP bình quân đầu người dưới 500 USD mỗi năm được xem là nước kém phát triển. Hiện nay GDP bình quân đầu người của nước ta theo giá hiện hành khoảng gần 400 USD. Nếu tốc độ phát triển dân số đến 2010 còn 1.1 - 1,2% và nhịp độ tăng GDP bình quân đạt 7,5%/ năm thì đến 2010 GDP bình quân đầu người của nước ta sẽ đạt khoảng từ 700 - 750 USD. Dĩ nhiên tiêu chuẩn nước kém phát triển lúc ấy sẽ cao hơn mức hiện nay, nhưng với mức trên nước ta sẽ thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
- Giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp còn 50% để tạo nền tảng đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá một nước là nông nghiệp hay công nghiệp, nhưng chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động cả nước (những nước công nghiệp phát triển cao hiện nay tỷ lệ lao động nông nghiệp chỉ chiếm từ 2 - 6 %). Ít ra tỷ lệ này phải thấp hơn đáng kể
so với tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ thì mới có thể gọi là nước công nghiệp. Mục tiêu đặt ra là đến 2010 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp ở nước ta còn khoảng 50% và 10 năm sau đó sẽ tiếp tục giảm hơn nữa để đến năm 2020 nước ta trởthành nước công nghiệp.
* Quan điểm phát triển kinh tế:
- Coi phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là nhiệm vụ trung tâm.
- Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.