Mục tiêu phát triển nhân cách

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 89 - 93)

II. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM 1 Nh ững cơ sởxác định mục đích giáo dục

3. Mục tiêu phát triển nhân cách

Quan điểm chỉđạo của Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về mục tiêu phát triển nhân cách hiện nay là: “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có khả năng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”.

Có thể hình dung mô hình nhân cách của con người được đào tạo theo yêu cầu của xã hội hiện nay theo cấu trúc như sau:

- Về tri thức: làm chủ tri thức khoa học công nghệ và có tư duy sáng tạo.

- Về kỹnăng: có khảnăng thực hành giỏi - Vềthái độ:

* Đối với Tổ quốc, dân tộc

+ Thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội + Có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc và quyết tâm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

+ Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiềm năng dân tộc và con người Việt Nam

* Đối với lao động và đời sống xã hội: + Có tác phong công nghiệp

+ Có tính tổ chức và kỷ luật + Có ý thức cộng đồng * Đối với bản thân + Có đạo đức trong sáng + Có tính tích cực cá nhân + Có sức khỏe

Nhìn chung đó là mô hình nhân cách của người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Hiện nay, thế giới có sựthay đổi trong trật tự bộ ba mục tiêu đào tạo: Kiến thức -> Thái độ và năng lực

Kỹnăng -> Kỹnăng

Thái độ và năng lực -> Kiến thức Nguyên nhân là do:

+ Sự bùng nổ thông tin tác động mạnh mẽ lên nội dung giảng dạy, yêu cầu phải xác định những quan niệm cơ bản và tổ chức việc học hướng vào những vấn đề cụ thể phải giải quyết. Trước khối lượng thông tin đồ sộ và hỗn

độn đó con người cần phải có những thái độ và năng lực cần thiết để có thể tự định hướng, biết lựa chọn và sử dụng những dữ kiện của khoa học và công nghệnhư:

Thái độ: sự nghiêm túc, ý thức trách nhiệm, lòng khoan dung, tính nhạy cảm, tinh thần độc lập...

Năng lực: đặc biệt là năng lực trí tuệ: phân tích, so sánh, khái quát hóa, tổng hợp,...

+ Sự mở rộng mục đích dạy học và đặc trưng của việc học trong thế kỷ 21

- Học tập suốt đời: khái niệm này gắn với quan niệm về một xã hội học tập trong đó mọi người đều có cơ hội học tập và phát huy tiềm năng của mình.

- Bốn trụ cột của giáo dục

- Học để biết: Một cơ sở văn hóa chung và đủ rộng với khả năng làm việc sâu trên một số lượng nhỏ chủ đề. Quan trọng nhất là học cách học, nhằm tận dụng các cơ hội do giáo dục suốt đời mang lại.

Học là để thu nhận thông tin, tiếp thụ tri thức đồng thời biết tạo lập, sử dụng thành thạo tri thức như là các công cụ tâm lý. Việc học tập vừa là phương tiện vừa là mục đích.

Là phương tiện: học tập giúp con người hiểu được môi trường sống và làm việc của mình, để sống trong nhân phẩm, phát triển kỹ năng nghề nghiệp và giao tiếp.

Là mục đích: học tập đem lại sự thỏa mãn hiểu được, biết được, phát hiện, phát minh, tư duy độc lập, có ý kiến riêng và có khảnăng phê phán.

Học tập trong thời đại mới giúp người học có khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ và tư duy. Đây là ba công cụ tâm lý rất cơ bản để bảo đảm việc học tập trong nhà trường đạt kết quả. Tóm lại, giáo dục trong nhà trường là kết

quả khi tạo được cơ sở và động lực cho người học tiếp tục học tập, rèn luyện suốt đời.

- Học để làm: liên quan đến việc nắm vững những kỹ năng, việc ứng dụng kiến thức và một bộ những kỹ năng gọi là những kỹ năng sống. Học để làm nhằm nắm được những kỹ năng nghề nghiệp và khả năng đối mặt với nhiều tình huống và biết làm việc đồng đội.

Ngoài ra giáo dục phải chuyển từ đào tạo kỹ năng sang việc hình thành tay nghềvà lương tâm nghề nghiệp.

- Học để cùng chung sống: Học để hiểu được người khác thông qua sự hiểu chính mình, mong cam kết làm việc với nhau lâu dài, cảm nhận sâu sắc sự phụ thuộc lẫn nhau trong việc thực hiện những dự án chung, hiểu rõ những tác động qua lại và có thái độđúng đắn, chung sống trong sự tôn trọng lẫn nhau, cần giáo dục thái độ tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa, các giá trị tinh thần của họ. Giáo dục phải chú ý tới hai nội dung sau:

Học biết phát hiện ra người khác: Mỗi người, mỗi dân tộc phải biết rõ mình, đồng thời phải hiểu người khác: biết mình, biết người. Giáo dục mỗi người có thái độ thiện cảm, thông cảm với người khác, dân tộc khác, tôn giáo khác.

Cùng làm việc vì các mục đích chung: Dạy cho trẻ tinh thần hợp tác, quan tâm tới nhau vì các mục đích chung.

- Học để tự khẳng định mình, giáo dục giúp con người phát triển độc lập, có đầu óc phê phán, có chính kiến và bản lĩnh sống (tự mình quyết định sự suy nghĩ và hành động, thực hiện suy nghĩ của mình trong những hoàn cảnh khác nhau). Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục thế kỷ 21 là mang lại cho mọi người sự tự do suy nghĩ, phán đoán, tình cảm và trí tưởng tượng để có thể phát triển tài năng của mình và tự kiểm tra cuộc sống của mình. Tránh giáo dục cào bằng hành vi cá thể mà cần tạo ra những nhân cách đa dạng, tài năng, khuyến khích sự phát triển đầy đủ nhất tiềm năng sáng tạo của mỗi con người với toàn bộ sự phong phú và sự phức tạp của họ.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)