IV. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC HỌC 1 Giáo d ục
9. Công nghệ giáo dục
Công nghệđược hiểu là một quy trình chặt chẽ trong khoa học kỹ thuật, trong quá trình sản xuất. Khi các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển người ta áp dụng vào quá trình dạy học để giảm bớt lao động nặng nhọc và nâng cao hiệu quả dạy học như áp dụng điều khiển học để chương trình hóa dạy học, tạo các thiết bị kỹ thuật hiện đại cho quá trình dạy học. Sau này người ta nghiên cứu áp dụng tư tưởng công nghệ để xây dựng quy trình dạy học với các công đoạn, thao tác, được thiết kế tương tự như quy trình kỹ thuật và công nghệ.
Gần đây các nhà khoa học đã thống nhất: công nghệ giáo dục không chỉ là việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn (audi- visual media) vào mục đích dạy học mà còn là trong các lĩnh vực như tin học, viễn thông, phương
pháp đánh giá, phân tích các hệ thống khoa học nói chung. Từđó có thể hiểu công nghệ giáo dục là cách thức tiếp cận hệ thống trong việc thiết kế toàn bộ quá trình dạy học và lĩnh hội tri thức có tính đến cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật và nguồn nhân lực trong sự tương tác giữa chúng với nhau nhằm tối ưu hóa quá trình dạy học và đào tạo.
Công nghệ giáo dục tạo nên những cải tiến rõ rệt trong giáo dục, gia tăng sự gắn bó chặt chẽ trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch học tập, thi cử và đánh giá. Như vậy công nghệ giáo dục tạo sự gắn bó chặt chẽ trong từng thành phần của quá trình giáo dục hơn là giúp đạt tới hiệu quả cao. Tuy nhiên con ngươi cần một sự đào tạo vững vàng về nhân văn, xã hội dựa trên những khát vọng tự do của con người do đó không thể rút gọn quá trình giáo dục thành một quy trình cứng nhắc. Do đó không nên quá đề cao hiệu quả của công nghệ giáo dục. Thực tế cho thấy có thể thiết kế, tổ chức quá trình giáo dục giống nhau nhưng việc dạy học, nhất là tự giáo dục rèn luyện nhân cách rất đa dạng, độc đáo mà không có phương pháp, hình thức hay phương tiện giáo dục nào dù hiện đại có thể thay thế hoạt động sáng tạo của con người (giáo viên và học sinh).