Nghĩa và tầm quan trọng của việc xác định mục đích giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 67 - 69)

I. KHÁI NIỆM VỀ MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC 1 Định nghĩa và tính chất

2. nghĩa và tầm quan trọng của việc xác định mục đích giáo dục

- Mục đích giáo dục là một phạm trù cơ bản của Giáo dục học được có tác dụng định hướng cho công tác nghiên cứu lý luận và các hoạt động giáo dục thực tiễn.

- Mục đích giáo dục là thành tố cơ bản của quá trình giáo dục qui định tính chất và phương hướng, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình

thức tổ chức giáo dục, qui định tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá kết quả quá trình giáo dục.

- Mục đích giáo dục định hướng cho hoạt động thực tiễn của người dạy, giúp họ chủđộng sáng tạo hơn trong công tác giáo dục đồng thời định hướng cho người học nhanh chóng đạt kết quả.

- Mục đích giáo đục được khẳng định như một xuất phát điểm của mọi hoạt động sư phạm, thiếu nó hoặc xác định nó không đủ tường minh, thì hoạt động sư phạm có thể coi như bắn tên không có đích.

“Chúng ta sẽ không thể làm tốt một việc gì nếu như chúng ta không biết mình sẽ phải làm gì” (Macarenko)

“Nếu bạn không biết chắc nơi bạn muốn đến, có nguy cơ bạn sẽ đến một chỗ khác, mà bạn không biết...”; “Nếu thầy cho trò biết rõ nội dung của mục tiêu đào tạo..., rất có thể là trong khá nhiều trường hợp, người thầy không còn gì phải làm cả” (Mager)

“Nếu không có mục đích, anh sẽ không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường” (Didero)

* Tác hại của việc không nhận thức mục đích giáo dục

- Gây nên sự thụ động và hạn chế tính sáng tạo của nhà giáo dục. - Không có sự thống nhất tác động giáo dục giữa các nhà giáo dục và gây ra những lực cản vô lý trong hoạt động giáo dục.

+ Phân biệt hai khái niệm “Mục đích - Mục tiêu ”

Mục đích Mục tiêu

- Có tính định hướng, lý tưởng - Thời gian thực hiện dài

- Tính rộng lớn khái quát của vấn đề - Không thểđođược kết quả

- Cấu trúc phức tạp, được tạo thành do - Có tính cụ thể với hành động và phương tiện xác định - Thời gian thực hiện ngắn, xác định. - Tính xác định của vấn đề

nhiều mục tiêu kết hợp lại. - Là một bộ phận của mục đích Có thể nói mục tiêu là một bộ phận của mục đích. Mục đích có cấu trúc phức tạp do nhiều mục tiêu tạo thành. Nhưng mục đích không phải là tổng số các mục tiêu mà là một sự kết hợp có qui luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)