Quan điểm phát triển con người toàn diện

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 79 - 80)

II. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM 1 Nh ững cơ sởxác định mục đích giáo dục

1.2. Quan điểm phát triển con người toàn diện

Quan điểm phát triển toàn diện đã xuất hiện từ lâu và có tính xã hội lịch sử theo từng giai đoạn phát triển xã hội ở mỗi quốc gia như:

+ Thời Cổ đại: mục đích giáo dục nhằm đào tạo thanh thiếu niên trở thành con người phát triển toàn diện. Ở Ba tư, Hy lạp hướng đến việc đào tạo con người giỏi võ nghệđồng thời có uy tín, đạo đức tốt.

+ Thời Phong kiến: Nội dung giáo dục cũng mang tính toàn diện, các lãnh chúa phong kiến hướng đến việc đào tạo con em họ thành những kỵ sĩ phong nhã. Ở Trung quốc tính toàn diện thể hiện ở phẩm chất người quân tử “Nhân - Trí - Dũng”.

+ Thời Phục hưng: Các nhà giáo dục đề cao vẻ đẹp thân thể và ca ngợi những khoái cảm tinh thần trong nghệ thuật, âm nhạc, văn chương.

+ Thế kỷ XVI - XIX: Hoạt động lao động được đưa vào khái niệm phát triển toàn diện thông qua việc kết hợp dạy học với lao động sản xuất. J.J.Rousseau nêu lên sự cần thiết chuẩn bị cho trẻ em tham gia lao động và thường xuyên giao tiếp với thiên nhiên.

K. Marx và F.Engels gắn việc đào tạo con người phát triển hài hòa, toàn diện với việc xây dựng chủnghĩa cộng sản.

Trong thời kỳ hiện đại việc hình thành nhân cách phát triển toàn diện cho thế hệđang lớn lên vẫn là mục đích lý tưởng của nền giáo dục các nước. Hiện nay khái niệm này được hiểu như sau: Phát triển toàn diện con người là phát triển hài hòa, cân đối giữa thể lực và trí lực, đức và tài, phát triển cá tính và sự phong phú của con người, phát triển một cách tự do, đầy đủ và làm chủ, thích ứng với sự di động chức năng xã hội của con người.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)