Hoạt động tập thể

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 105 - 107)

II. CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC 1 D ạy học

4. Hoạt động tập thể

Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Hoạt động tập thể là một con đường giáo dục tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các quan hệ xã hội khác nhau. Các hoạt động tập thể của học sinh có thể được tổ chức thông qua những hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn thể, hoạt động văn thể mỹ, hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn...

Hoạt động tập thể giúp con người:

- Có sựtương tác, học hỏi lẫn nhau, nhờ vậy làm phát triển vốn sống - Nhận diện rõ bản thân,

- Biết chấp nhận và sống hòa hợp với người khác - Phát triển nhân cách vững vàng, mạnh mẽhơn.

Theo hai nhà Tâm lý học Mỹ Joseph Luft và Harry Ingham, trong hoạt động tập thể con người sẽ sống cởi mở hơn và nhận được nhiều thông tin phản hồi về mình, điều đó rất có lợi cho sự phát triển nhân cách. Trong thực tế thông thường có những điều người khác biết và không biết vềta, và ngược lại có những điều ta biết và không biết về chính bản thân. Sự tương tác trong tập thể sẽ giúp đôi bên hiểu rõ nhau và tự biết mình hơn. Có thể phân tích điều này qua sơ đồnhư sau:

Người khác biết Người khác không biết Mình biết 1 CÔNG KHAI 2 CHE DẤU Mình không biết 3 MÙ 4 BÍ MẬT

Vùng 1 (Công khai) gồm những điều ta và người khác cùng biết về ta như tên tuổi, học vị, vị trí xã hội, những ý nghĩ riêng tư và sở thích (nếu đôi bên thân nhau)...

Vùng 2 (Che dấu) gồm những điều ta biết về ta mà chưa có dịp hay chưa muốn bộc lộ với người khác như lập trường chính trị riêng, tình cảm riêng, những kinh nghiệm trong quá khứ...

Vùng 3 (Mù) gồm những điều ta không biết về mình mà người khác lại biết như những tật xấu khi nói chuyện trước người khác (tiếng ừ, à, thì...), những nhận xét, đánh giá của người khác về ta mà họ không nói ra...

Vùng 4 (Bí mật) gồm những điều ta và người khác không biết về ta. Đó có thể là những chuyển biến tâm lý tạo nên nét nhân cách mới, những tài năng còn ẩn tàng...

Cá nhân có một nhân cách mạnh mẽ thường có phần công khai rộng lớn hơn so với các phần khác. Khi tham gia vào hoạt động tập thể, mỗi cá nhân có nhiều cơ hội bộc lộ khả năng (phần che dấu và phần bí mật giảm đi) và thu nhận những ý kiến nhận xét của người khác về mình (phần mù giảm). Từ đó cá nhân nhận biết về bản thân nhiều hơn và cũng làm cho người khác hiểu thêm về mình (phần công khai gia tăng).

Lứa tuổi học sinh THPT có nhu cầu tự khẳng định mình trong tập thể nên việc tổ chức hoạt động tập thể càng có ý nghĩa giáo dục quan trọng đối với các em. Học sinh sẽ hứng thú tham gia hoạt động tập thể và được rèn luyện nhiều mặt trong nhân cách, nhất là những tác động của tập thể sẽ giúp

học sinh THPT nhận thức rõ nét về đặc điểm bản thân, nhờ vậy có những định hướng và quyết định đúng đắn cho cuộc sống tương lai.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)