Giáo dục thẩm mỹ:

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 96 - 99)

III. NHIỆM VỤ GIÁO DỤC

5. Giáo dục thẩm mỹ:

- Hình thành cho học sinh tri thức, quan điểm lý tưởng và thị hiếu thẩm mỹ.

- Xây dựng và phát triển tình cảm thẩm mỹ, trau dồi những thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực và nghệ thuật, bồi dưỡng năng lực hoạt động thẩm mỹ, năng lực thưởng thức, đánh giá và sáng tạo cái đẹp.

Thẩm mỹ là một mặt quan trọng của ý thức xã hội, luôn luôn có mặt và gắn bó với mọi mặt hoạt động của con người. Ví vậy giáo dục thẩm mỹ không nên chỉ đóng khung trong các môn văn học, âm nhạc và mỹ thuật mà cần được thực hiện thường xuyên trong tất cả các bộ môn, trong giáo dục nội khóa và ngoại khóa trong trường và ngoài trường. Giáo dục thẩm mỹ cần bắt đầu từ những lời hay ý đẹp, từ những hành vi ứng xử hàng ngày giữa thầy trò, bạn bè, đến việc thưởng thức vẻ đẹp một bức tranh, bản nhạc, và các sáng tạo văn học nghệ thuật... Hình thức và phương pháp giáo dục thẩm mỹ cũng rất phong phú và đa dạng. Ngoài các hình thức và phương pháp tổ chức giáo dục qua các môn học, nhà trường còn có thể kết hợp với các câu lạc bộ, các nhà văn hóa, nhà hát, đài phát thanh và truyền hình... để tổ chức các cuộc thi, biểu diễn, trưng bày triển lãm... thu hút đông đảo học sinh tham gia để hình thành những năng lực và phẩm chất thẩm mỹ, góp phần nâng cao đời sống tâm hồn và tình cảm của con người trong xã hội hiện đại.

Trên thực tế các nhiệm vụ giáo dục không tồn tại riêng lẻ, độc lập mà thống nhất và tác động qua lại trong mỗi hoạt động giáo dục. Mỗi hoạt động giáo dục đều phải thực hiện tất cả các nhiệm vụ giáo dục nhằm phát triển toàn diện, cân đối và hài hòa nhân cách học sinh.

Luật giáo dục đã trình bày cơ cấu của Hệ thống giáo dục quốc dân với những quy định cụ thể như sau:

Giáo dục mầm non: giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ3 tháng đến 6 tuổi. Mục tiêu giáo dục nhằm giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Đặc trưng chủ yếu của phương pháp giáo dục ở bậc này là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi giúp các em phát triển toàn diện; chú trọng nêu gương và khích lệ.

- Giáo dục phổ thông gồm hai bậc học: Tiểu học và trung học. Trong đó bậc Trung học gồm hai cấp học THCS và THPT. Thời gian học Tiểu học là 5 năm, THCS là 4 năm và THPT là 3 năm. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủnghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học sinh được cấp bằng Tú tài khi tốt nghiệp phổ thông.

- Giáo dục nghề nghiệp trong trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề. Giáo dục nghề nghiệp từ nói chung nhằm mục tiêu đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo cho người lao động có khảnăng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Giáo dục trung học chuyên nghiệp nhằm đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kỹ năng nghề nghiệp ởtrình độ trung cấp. Trường dạy nghề nhằm đào tạo người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phổ thông, công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ.

- Giáo dục đại học và sau đại học (tổng quát) có mục tiêu đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nội dung của giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lí giữa

kiến thức khoa học cơ bản với kiến thức chuyên ngành và các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế giới.... Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học - tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng... Sau từ 4 đến 6 năm học tập, sinh viên tốt nghiệp đại học được cấp bằng Cử nhân khoa học tương ứng với chuyên ngành được đào tạo. Sau đó họ có thể học tiếp lên cao học trong thời hạn 3 năm để được cấp bằng Thạc sĩ khoa học hoặc làm nghiên cứu sinh trong thời hạn từ3 đến 5 năm để được cấp bằng Tiến sĩ khoa học. Về nội dung, giáo dục sau đại học phải giúp cho người học phát triển và hoàn thiện kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành ở đại học, nắm vững các kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - từ đó phát huy năng lực sáng tạo phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo, có khả năng đóng góp vào sự phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế - xã hội của đất nước... Ởtrình độ tiến sĩ, nghiên cứu sinh phải đạt trình độ nâng cao và hoàn chình kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành, đặc biệt là có năng lực hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học độc lập, có sáng tạo trong lĩnh vực khoa học của mình. Đào tạo tiến sĩ chủ yếu qua con đường tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Nhà giáo, Nhà khoa học.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ĐỌC TÀI LIỆU

1. Khái niệm mục đích giáo dục được hiểu ở những cấp độ nào? Chủ thể nào xác định mục đích giáo dục tương ứng với mỗi cấp độ?

2. Phân biệt “Mục đích giáo dục” với “mục tiêu giáo dục”.

3. Việc nhận thức mục đích giáo dục có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với người giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh?

5. Mục đích giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay gồm những mục tiêu thành phần nào?

Hướng dẫn: Phân tích mỗi mục tiêu thành phần trên 3 yếu tố: khái niệm, thực trạng và mục tiêu cụ thể.

6. Mục tiêu giáo dục hiện nay hướng đến việc xây dựng mô hình nhân cách như thế nào?

7. Phân tích các nhiệm vụ giáo dục cơ bản của quá trình giáo dục. 8. Hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay gồm có những bậc học, cấp học nào? Người học sẽ được cấp các loại văn bằng nào sau khi tốt nghiệp mỗi bậc học, cấp học?

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân tích sự đáp ứng của mục đích giáo dục tổng quát đối với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

2. Phân tích sự phối hợp đồng bộ các nhiệm vụ giáo dục trong một hoạt động giáo dục cụ thể đối với học sinh của người giáo viên.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)