I. SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI 1 Khái ni ệm con người và bản chất con ngườ
3. Khái niệm “sự phát triển nhân cách”
Con người khi mới sinh ra chưa có nhân cách. Nhân cách chỉ hình thành và phát triển trong quá trình con người sống, hoạt động và giao lưu trong đời sống xã hội.
Sự phát triển nhân cách là quá trình tăng trưởng, tích lũy, hoàn thiện về thể chất, tâm lý và xã hội của cá nhân.
- Thể chất: biểu hiện ở những biến đổi về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp, sự hoàn thiện các giác quan và sự phối hợp vận động cơ thể...
- Tâm lý: thể hiện ở những biến đổi của các quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí... và ở sự hình thành những thuộc tính tâm lý mới của cá nhân.
- Xã hội: thể hiện ở những biến đổi trong thái độ cư xử với người xung quanh, ở sự tham gia tích cực vào các quan hệ và hoạt động của xã hội.
Lưu ý rằng nhân cách con người không phát triển đồng đều trên ba phương diện mà có thể có sự phát triển vượt trội của một phương diện so với các phương diện khác. Đặc biệt là sự phát triển nhân cách không chỉ biểu
hiện ở những biến đổi về số lượng các thuộc tính bẩm sinh di truyền sẵn có mà điều quan trọng là sự biến đổi về chất lượng các đặc điểm cơ thể và tinh thần của con người.
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách chịu tác động của nhiều yếu tố như: các đặc điểm sinh học di truyền của cơ thể, môi trường sống, hoạt động giao lưu của cá nhân và sự giáo dục. Mỗi yếu tố có những vai trò ảnh hưởng khác nhau nhưng đều rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách.
Để có thể chủ động tạo nên những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhân cách cá nhân, chúng ta cần xác định rõ vai trò ảnh hưởng của từng yếu tố.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH I. Vai trò của di truyền đối với sự phát triển nhân cách