III. GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH THEO LỨA TUỔ
2. Giáo dục và sự phát triển nhân cách trẻ nhà trẻ: (1-3 tuổi)
a. Sự phát triển nhân cách:
Đây là giai đoạn trẻ nhận được các tác động xã hội hóa một cách phong phú và mạnh mẽ. Nhờ các tiến bộ về cơ thể và tâm lý, đặc biệt là với ba thành tựu lớn: luyện tập dáng đi thẳng, hoạt động với đồ vật - công cụ, sự phát triển ngôn ngữ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển khả năng tự ý thức của trẻ, một yếu tố thể hiện nhân cách con người.
b. Nội dung giáo dục:
- Giúp trẻ đạt được ba thành tựu của sự phát triển: luyện tập dáng đi thẳng đứng; hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, sử dụng các loại đồ vật theo đúng chức năng và có tính sáng tạo; giúp trẻ phát triển ngôn ngữ (tập cho trẻ nói, diễn đạt suy nghĩ và hiểu điều người khác nói)
- Bước đầu cho trẻ học tập cách thức cư xử theo những qui tắc hành vi trong xã hội đối với người khác (người trong gia đình, cô giáo, bạn bè...)
- Kích thích trẻ phát triển khả năng tư duy ở mức độ trực quan hành hành động.
c. Cách thức giáo dục:
- Thông qua việc tiếp xúc với những người thân trong gia đình trẻ học được các qui tắc hành vi đối với thế giới xung quanh. Người lớn cần chú ý đến các biểu hiện của mình về lời nói, hành vi, cử chỉ, thái độ đối với trẻ để giúp trẻ có một khuôn mẫu tốt đẹp để noi theo.
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với nhiều loại đồ vật khác nhau, hướng dẫn trẻ cách thức sử dụng, kích thích trẻ suy nghĩ, sáng tạo ra trò chơi với các đồ vật ấy.
- Xây dựng những cách thức ứng xử thích hợp với các biến chuyển tâm lý của trẻ (sự tự ý thức, thái độbướng bĩnh...) để sự phát triển nhân cách của trẻđược thuận lợi.
3. Giáo dục và sự phát triển nhân cách học sinh mẫu giáo: (3 - 6 tuổi)