Vai trò của môi trường:

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 48 - 50)

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH I Vai trò c ủa di truyền đối với sự phát triển nhân cách

b. Vai trò của môi trường:

* Vai trò của môi trường tự nhiên:

Những đặc điểm về địa hình, thời tiết, khí hậu tạo điều kiện rèn luyện hình thành những phẩm chất nhân cách của cá nhân. Thông thường tính

cách của con người liên quan đến đặc điểm địa lý của khu vực sinh sống. Tuy nhiên môi trường không ảnh hưởng tuyệt đối hay có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nhân cách. Trên thực tế vẫn có sự khác biệt nhân cách giữa những người cùng sống trong một điều kiện tự nhiên. Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách nhưng không mạnh mẽ và quan trọng bằng sự ảnh hưởng của môi trường xã hội. Hơn nữa môi trường tự nhiên thực ra cũng đã bị tác động bởi con người - yếu tố xã hội.

* Vai trò của môi trường xã hội:

Sư hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường xã hội. Cá nhân không sống trong môi trường xã hội sẽ không phát triển nhân cách. Điều đó được chứng minh qua những trường hợp có em bị lưu lạc trong rừng tuy được thú vật nuôi dưỡng nhưng chỉ có thể sống theo kiểu động vật chứ không thể phát triển nhân cách cho dù sau đó đã được con người đưa về nuôi dạy trong môi trường xã hội.

Môi trường xã hội qui định nội dung và chiều hướng của sự phát triển nhân cách. Nội dung nhân cách con người đô thị có những đặc điểm khác biệt và thường là phức tạp hơn so với nhân cách con người thôn quê do cuộc sống đô thị phong phú và đa dạng hơn ở vùng thôn quê. Chiều hướng phát triển nhân cách của người thành thị cũng rất khác với chiều hướng phát triển nhân cách người thôn quê bởi những điều kiện phát triển khác nhau giữa hai khu vực.

* Cơ chếtác động của môi trường xã hội đến cá nhân

+ Môi trường xã hội lớn: không tác động trực tiếp đến cá nhân mà tác động gián tiếp thông qua môi trường xã hội nhỏ. Môi trường xã hội lớn thường là khó thay đổi nhưng nếu nó thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi tính chất và các mối quan hệ của môi trường xã hội nhỏ.

+ Môi trường xã hội nhỏ: ảnh hưởng trực tiếp và tác động thường xuyên, mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Mỗi cá nhân tham gia cùng lúc vào nhiều môi trường nhỏ. Tính chất của các môi trường

nhỏ này chi phối rõ rệt đến cá nhân. Tuy nhiên môi trường xã hội nhỏ có thể bị biến đổi dễ dàng bởi sự thay đổi của môi trường xã hội lớn và bởi hoạt động của các thành viên.

Lưu ý rằng tác động của môi trường cũng không hoàn toàn trực tiếp chi phối đến cá nhân mà phải thông qua sự chọn lựa của bộ lọc cá nhân (những kinh nghiệm, vốn sống và những định hướng giá trị đã hình thành trong mỗi cá nhân). Điều này góp phần lý giải hiện tượng những người cùng sống trong một khu vực, một cộng đồng xã hội nhưng có nhiều sự khác biệt về nhân cách.

Ngoài ra cá nhân không chỉ là đối tượng nhận sự tác động của môi trường mà còn là chủ thể tham gia biến cải môi trường như câu nói của Marx: “Hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo ra hoàn cảnh”

Kết lun

Môi trường không đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển nhân cách. Mức độ ảnh hưởng của môi trường tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ, xu hướng, năng lực của cá nhân. Do đó trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường do hệ thống định hướng giá trị chưa đầy đủ và ổn định, hoặc với những cá nhân ít có khả năng tự giáo dục thì môi trường thậm chí có vai trò quyết định. Trong công tác giáo dục điều quan trọng là giúp cá nhân hình thành khả năng tự giáo dục theo hệ thống định hướng giá trị phù hợp với các chuẩn mực xã hội để họ biết chọn lựa học hỏi những điều tích cực lành mạnh và biết loại bỏ tránh xa những điều xấu xa tiêu cực trong môi trường sống.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)