Mọi quá trình giáo dục đều nhằm hình thành nhân cách cho học sinh theo mục tiêu giáo dục. Nhưng thực tế cũng cho thấy rằng tâm lý nhân cách của mỗi người là sản phẩm, là kết quả của các hoạt động năng động, sáng tạo, có định hướng của con người. Do vậy muốn hoạt động có kết quả cao cần phải biết lựa chọn, tìm ra các con đường hoạt động thích hợp nhất, hiệu quả nhất. Quá trình giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em thực chất là quá tình người lớn và xã hội tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động đa dạng, phong phú, đặc biệt là hoạt động học tập và lao động sản xuất phù hợp
với tâm sinh lý và sự phát triển lứa tuổi với những phương thức thích hợp. Muốn hoạt động giáo dục có kết quả cao cần phải tìm ra các con đường giáo dục thích hợp, hiệu quả nhất, tức là phải tổ chức, kết hợp hợp lý các hoạt động trong cuộc sống của con người. Việc tổ chức kết hợp này đòi hỏi vận dụng tổng hợp các phương pháp, cách thức, các phương tiện giáo dục, tạo ra môi trường thích hợp cho hoạt động và sự phát triển của con người. Người ta gọi cách làm này là tạo ra các con đường giáo dục.
1. Khái niệm “Con đường giáo dục” (theo Xã hội học giáo dục): là một khái niệm rộng bao hàm sự tổ chức thực hiện các quá trình giáo dục, vận một khái niệm rộng bao hàm sự tổ chức thực hiện các quá trình giáo dục, vận dụng tổng hợp các phương pháp, cách thức, cách tổ chức các quá trình giáo dục, trong đó học sinh được hoạt động một cách chủ động, sáng tạo để lĩnh hội có kết quả các hệ thống giá trị văn hóa - khoa học - thẩm mỹ... đồng thời góp phần sáng tạo ra các giá trị mới.
Trong phạm vi hoạt động giáo dục, đó là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ các hình thức, biện pháp giáo dục phù hợp với các loại hình giáo dục nhằm thực hiện có kết quả nhất các yêu cầu, các nội dung giáo dục, đạt tới mục tiêu giáo dục cụ thể.
2. Phương thức giáo dục: dùng phổ biến trong các giai đoạn trước đây, có nội hàm tương tự nhưng không hoàn toàn trùng khớp với khái niệm đây, có nội hàm tương tự nhưng không hoàn toàn trùng khớp với khái niệm “Con đường giáo dục”.
Phương thức giáo dục bao gồm tất cả các phương pháp, cách thức, biện pháp, hình thức tổ chức nhất định được vận dụng một cách tổng hợp để đào tạo nên những nhân cách nhất định trong một hệ thống giáo dục.
Phương thức giáo dục bao gồm tất cả các yếu tố về phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục, phương pháp đào tạo, kể cả các phương pháp tổ chức thực hiện các quá tình quản lý giáo dục.
3. Phương pháp giáo dục: (theo nghĩa rộng nhất) bao hàm tất cả nội dung trong các khái niệm con đường giáo dục hoặc phương thức giáo dục. dung trong các khái niệm con đường giáo dục hoặc phương thức giáo dục.
Như vậy con đường giáo dục cũng có thể hiểu là phương thức giáo dục hay phương pháp giáo dục (theo nghĩa rộng) là phạm trù phương pháp tổng quát, được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đặc biệt nguyên tắc cơ bản nhất chi phối tất cả các hoạt động giáo dục từ việc xác định mục tiêu, nội dung đến phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và có tính chất nguyên lý giáo dục chính là nguyên tắc: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.
II. CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC 1. Dạy học