Thực trạng giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 75 - 79)

II. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM 1 Nh ững cơ sởxác định mục đích giáo dục

1.1. Thực trạng giáo dục Việt Nam

* Hội nghị trung ương II (khóa VIII) đã nhận định tình hình giáo dục trong những năm qua như sau:

- Mạng lưới trường học phát triển khắp mọi miền trên đất nước, kể cả ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, hầu hết các xã ở đồng bằng đã có trường trung học cơ sở, các huyện đều có trung học phổ thông, nhiều huyện, tỉnh miền núi có trường dân tộc nội trú.

- Đã ngăn chặn được sự giảm sút qui mô và có bước tăng trưởng khá. - Cả nước có hơn 20 triệu học sinh; Hiện có 16 tỉnh, thành phố, 57% số huyện, 76 % số xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. So với 91-92, năm học 95-96 H PT tăng 1.25 lần, sinh viên tăng 2.7 lần, giáo dục sau đại học đào tạo nhiều cán bộcó trình độ cao.

- Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ bước đầu trên một số mặt về các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật ở bậc phổ thông và đại học tập trung. Học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc tế ngày càng tăng.

Xét một cách khách quan công bằng thì giáo dục đào tạo đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động và đội ngũ cán bộđông đảo phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng.

Tuy nhiên giáo dục Việt Nam còn nhiều yếu kém bất cập cả về quy mô, cơ cấu, nhất là về chất lượng và hiệu quả; chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đang đứng trước một mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phải phát triển nhanh quy mô đào tạo, vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng đào tạo.

- Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu xã hội ở các vấn đề hình thành phát triển nhân cách, kỹ năng sống và lao động, đạo đức công dân, ý thức chính trị, chuẩn bị cho thế hệ trẻ vào đời, hướng nghiệp, giáo dục kỹnăng nghề nghiệp...

- ĐK thực hiện chất lượng giáo dục- đào tạo như lương giáo viên, sách giáo khoa và các tài liệu giảng dạy, cơ sở hạ tầng của nhà trường, thiết bị đồ dùng dạy học, hệ thống trường sư phạm... đều còn quá thấp.

- Môi trường giáo dục nhiều nơi chưa lành mạnh, tích cực: chưa kết hợp chặt chẽ và tạo sự thống nhất về phương hướng, nội dung, phương pháp giáo dục ởba môi trường giáo dục.

- Hiệu quả trong và ngoài còn thấp: tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp thấp; năng lực thực hành, kỹ năng sống và lao động thích ứng với yêu cầu của bản thân, gia đình, cộng đồng, đất nước và thời đại còn yếu.

- Phần lớn học sinh tiểu học chưa học đủ 9 môn, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển toàn diện nhân cách.

- Phần lớn học sinh trung học phổ thông chỉ theo đuổi mục đích vào đại học do nhà trường chưa làm tốt công tác hướng nghiệp, chuẩn bị nghề đi vào cuộc sống lao động cho học sinh.

- Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề kém phát triển, quy mô nhỏ, chất lượng thấp.

- Quy mô sinh viên còn rất nhỏ, cơ cấu đội ngũ sinh viên còn nhiều bất hợp lý, chất lượng dạy học đại học còn quá nhiều vấn đề, hiệu quả đáp ứng các yêu cầu xã hội còn thấp.

+ Tình hình giáo dục đào tạo sau 5 năm thực hiện NQTW2 - khóa 8:

* Những kết quả nổi bật:

- Quy mô giáo dục không ngừng tăng lên, mạng lưới trường lớp được mở rộng, các mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đã được thực hiện, công cuộc phổ cập giáo dục trung học cơ sởđang được đẩy mạnh,

vừa học vừa làm đang trở thành sinh hoạt tương đối phổ biến trong đời sống xã hội.

- Chất lượng giáo dục đã có chuyển biến tích cực. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và so sánh với trình độ giáo dục - đào tạo của các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực và trên thế giới thì chất lượng và hiệu quả giáo dục của nước ta có phần yếu kém. Nâng cấp chất lượng và hiệu quả vẫn là bức xúc, là thách thức chủ yếu mà ngành giáo dục phải cố gắng vượt qua.

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục không ngừng được củng cố, tăng cường và có nhiều chuyển biến tích cực (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, trường lớp, thiết bị dạy học...)

+ Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm đồng bộ hóa về cơ cấu và chuẩn hóa vềtrình độ đào tạo.

+ Kết hợp nhiều nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học.

+ Tăng ngân sách giáo dục, bảo đảm yêu cầu định mức do NQTW2 đề ra. Mặc dù vậy ngân sách nhà nước chỉ mới đáp ứng khả năng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục. Phần lớn ngân sách dùng để trả lương và các khoản phụ cấp theo lương.

Tỉ lệngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo:

1998 1999 2000 2001 2002 2004

13.7 14.1 15.0 15.3 15.5 11.83%

- Chủ trương xã hội hóa giáo dục đang phát huy tác dụng và đã góp phần quan trọng làm cho giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân, toàn Đảng.

- Công bằng xã hội trong giáo dục được quan tâm thực hiện, có nhiều biện pháp trợ giúp, tạo điều kiện học tập cho con em gia đình thuộc diện chính sách, con em đồng bào dân tộc và học sinh nghèo vượt khó.

- Mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của nhiều cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học nước ngoài và các tổ chức quốc tế.

- Công tác quản lý ngành đã đạt được một số hiệu quảđáng ghi nhận.

* Những yếu kém, tồn tại và nguyên nhân:

- Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nước, chưa tiếp cận với trình độ và kết quả giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

+ Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo, về kỹnăng thực hành, về khảnăng thích ứng nghề nghiệp.

+ Nội dung, chương trình còn thiên về lý thuyết, ít gắn với thực tế cuộc sống, thiếu tính liên thông giữa các cấp học, bậc học, các loại hình đào tạo.

+ Phương pháp dạy học còn lạc hậu, nặng về truyền thụ một chiều, ít phát huy tính chủđộng, sáng tạo của học sinh.

+ Giáo dục thể chất và thẩm mỹ còn thiên về hình thức, thiếu điều kiện thực hiện nên ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

+ Việc giảng dạy các bộ môn xã hội, nhân văn cũng như công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và nhân cách cho học sinh chưa đạt hiệu quả cao.

- Cơ cấu giữa các cấp học, bậc học, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu xã hội, cơ cấu vùng miền trong hệ thống giáo dục còn chưa hợp lý.

- Đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

- Công tác quản lý còn nhiều yếu kém, bất cập nên tình trạng vi phạm kỷcương, nền nếp, các biểu hiện “thương mại hóa” giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời.

* Nguyên nhân:

- Trình độ quản lý nhà nước và giáo dục chưa theo kịp thực tiễn và nhu cầu phát triển.

- Nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường nhưng ngành giáo dục vẫn chưa thoát khỏi những quan niệm và cách làm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp.

- Nhiều vấn đề lý luận phát triển giáo dục trong giai đoạn mới chưa được nghiên cứu đầy đủ để làm căn cứ cho các chủtrương.

- Việc kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội thiếu biểu hiện cụ thể.

- Nhu cầu học tập của xã hội rất cao nhưng năng lực và điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học đại cương (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)