Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 90 - 92)

CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY

3.3.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Để hỗ trợ hoạt động của NHHTXVN trong thời gian tới đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu thực hiện một số công việc sau:

Ban hành các cơ chế nghiệp vụ, sửa đổi bổ sung các quy chế nghiệp vụ chưa phù hợp tạo điều kiện cho phép NHHTXVN tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động và dịch vụ ngân hàng như các dịch vụ huy động, cho vay bằng vàng, ngoại tệ, các nghiệp vụ tài chính phái sinh...

Tạo điều kiện cho NHHTXVN được tham gia vào các dự án tín dụng quốc tế do Ngân hàng Nhà nước đại diện cho Chính Phủ ký kết tham gia để NHHTXVN có thêm nguồn vốn hoạt động.

Chấp thuận đề án của NHHTXVN về việc thành lập Công ty kiểm toán trực thuộc NHHTXVN để hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống QTDND phát triển an toàn, hiệu quả.

Phải nghiên cứu xây dựng cơ chế kết hợp nguồn vốn có sự đóng góp của hệ thống ngân hàng, vốn ngân sách, các quỹ đầu tư và từ nhân dân để giảm bớt tính rủi ro trong hoạt động tín dụng nông thôn, đồng thời thu hút được nhiều doanh nghiệp, đơn vị đầu tư vào lĩnh vực này.

Đối với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, cần đẩy nhanh việc soạn thảo và trình đề án hoạt động tín dụng phát triển nông nghiệp, kinh tế ngoại thành để các giải pháp về đa dạng các hình thức cho vay, đổi mới quy chế, quy trình tín dụng sớm được đưa vào thực hiện.

Sử dụng có hiệu quả hơn các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, chính sách lãi suất, dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng và tỷ giá hối đoái. Thông qua các công cụ này NHNN có thể kiểm soát, điều chỉnh hoạt động tín dụng của các TCTD theo mục tiêu phát triển kinh tế đã định.

Nâng cao hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC ). Yếu tố thông tin giúp ngân hàng giải quyết được vấn đề thông tin không cân xứng, nâng cao được chất lượng tín dụng. Tuy nhiên thông tin mà trung tâm cung cấp vẫn còn chưa đáp ứng được về cả số lượng lẫn chất lượng. Do vậy, trung tâm thông tin tín dụng cần củng cố đội ngũ cán bộ, hiện đại hóa tự động hóa các công đoạn nghiệp vụ và cập nhật công nghệ tiên tiến nhất để rút ngắn thời gian nhận thông tin, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa ngành ngân hàng. Nâng cao chất lượng phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra dự báo, cảnh báo để hạn chế rủi ro. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, trung tâm thông tin của các tổ chức, cơ quan quản lý để thu thập thêm các thông tin của cá nhân, doanh nghiệp trong nước. Trên cơ sở đó, trung tâm sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin và cung cấp cho các ngân hàng thương mại nhanh chóng và chính xác nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 90 - 92)