Định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2020-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 80 - 81)

CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY

3.1.2.Định hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2020-

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2020- 2025.

Ngoài việc thực hiện tốt các mục tiêu chung của chi nhánh đề ra, để phát triển hoạt động cho vay KHCN an toàn và hiệu quả, đảm bảo tính bền vững, chi nhánh cần một số phương hướng cụ thể như:

- Phát triển qui mô hoạt động cho vay KHCN thông qua việc tăng doanh số cho vay, tăng dư nợ cũng như thị phần cho vay KHCN trên tổng dư nợ và tăng số lượng khách hàng là KHCN có quan hệ vay vốn; Tập trung tăng trưởng dư nợ vay trên nền khách hàng truyền thống, ưu tiên những đối tượng khách hàng kinh doanh đã lâu năm, có uy tín. Rà soát lại địa bàn cho vay các quận, huyện khác thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La. Tăng cường và phát triển khách hàng vay vốn thông qua các khách hàng hiện tại, khuyến khích việc giới thiệu thêm khách mới vay vốn thông qua khách hàng đang vay vốn, khách hàng đang có quan hệ tiền gửi, sử dụng dịch vụ thanh toán tại chi nhánh, thông qua các QTDND không đủ vốn cho vay…;

- Mở rộng đối tượng khách hàng, hướng đến các khách hàng lớn thuộc các thành phần kinh tế. Tăng dư nợ cho vay khách hàng là cá nhân, hộ gia đình; tập trung vốn cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành có tiềm lực tài chính, sản xuất kinh doanh hiệu quả để giảm thiểu rủi ro, hạn chế cho vay tập trung vào một số lĩnh vực.

- Đa dạng hóa các loại hình cấp tín dụng, thực hiện tốt nguyên tắc an toàn trong cho vay, không để việc phát triển cho vay ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay. Duy trì hoạt động của Ban thu hồi nợ tồn đọng, xây dựng phương án xử lý cụ thể, giao trách nhiệm chỉ tiêu xử lý nợ cho từng cá nhân, từng phòng. Xử lý nghiêm các cán bộ để xảy ra sai sót có khả năng làm thất thoát vốn.

thu hồi và giảm tỷ lệ nợ xấu phù hợp. Thống nhất kế hoạch trong việc xử lý nợ với các cơ quan như: Tòa án, thi hành án, công an, tránh việc xử lý chậm do công tác hành chính thiếu sự phối hợp giữa các bên.

- Củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường kiểm tra, kiếm soát chặt chẽ nguồn vốn đã giải ngân, chỉ cho vay các phương án, dự án sản xuất kinh doanh khi chắc chắn kiểm soát được dòng tiền và mục đích vay vốn của khách hàng. Thực hiện nghiêm túc công tác thẩm định, phân tích nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, lãi tồn đọng để có biện pháp thu hồi triệt để, kịp thời;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 80 - 81)