Hoàn thiện công tác giám sát và thu nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 86 - 88)

CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY

3.2.7. Hoàn thiện công tác giám sát và thu nợ

Hoạt động cho vay luôn có hai mặt, một mặt đem lại nguồn thu, lợi nhuận cho ngân hàng, mặt khác lại mang nhiều tiềm ẩn rủi ro không thu hồi được nợ, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vì vậy, NHHTXVN Chi nhánh Hà Tây cũng cần phải tập trung nâng cao công tác giám sát và thu nợ làm sao để các khoản cho vay đều an toàn có khả năng thu hồi được vốn và lãi. Muốn vậy, chi nhánh đảm bảo các nội dung sau:

- Đánh giá định kỳ chất lượng công việc của công tác quản lý khoản vay - Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hệ thống thông tin quản lý tín dụng

- Tuân thủ các quy tắc rủi ro và hạn mức

- Theo dõi, giám sát sát sao công tác định giá định kỳ tài sản đảm bảo.

- Định kỳ hàng tháng, kiểm soát sau vay chia thành 3 nhóm là nợ nhóm 1, nợ nhóm 2 và nợ xấu:

+ Đối với nợ nhóm 1: Rà soát kiểm tra các hồ sơ vay vốn, đặc biệt đối với các khách hàng vay không có tài sản đảm bảo phải đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, theo dõi dòng tiền đúng phương án vay để thu nợ kể cả thu nợ trước hạn, hạn chế rủi ro không trả đúng hạn do khách hàng dùng tiền vào việc khác. Thường xuyên có các hình thức nhắc nhở khách hàng về kỳ hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

+ Đối với nợ nhóm 2: Phân tích nguyên nhân chậm trả của từng khách hàng để có những biện pháp tháo gỡ. Đối với những khách hàng có nợ quá hạn mang tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, chi nhánh có thể xem xét khả năng trả nợ và thực hiện gia trả hạn giúp khách hàng vượt qua khó khăn và có biện pháp trả nợ. Đồng thời, cần phải đưa khách hàng vào diện giám sát đặc biệt, cán bộ tín dụng cần phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ, hoạt động của khách hàng và vật tư tài sản đảm bảo tiền vay và diễn biến của tài sản thế chấp.

+ Đối với nợ xấu: Tiếp tục chủ động thỏa thuận về các biện pháp xử lý dự kiến. Đồng thời thực hiện các biện pháp cứng rắn, phối kết hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cưỡng chế, thanh lý tài sản bảo đảm nợ vay. Rà soát, đánh giá lại TSĐB theo nguyên tắc giá trị thu hồi trên cơ sở định giá gần nhất. Hồ sơ

TSĐB cần phải được rà soát để đảm bảo đầy đủ và có hiệu lực khi xử lý TSĐB. Các nhiệm vụ trên cần thực hiện theo báo các hàng tuần và tháng, trường hợp có sai sót cần phải đề xuất khắc phục, chỉnh sửa. Đồng thời cần phải rõ ràng, minh bạch chế độ thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc của các cán bộ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w