Việc TTKT có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 27 - 31)

- Lạm dụng để duy trì, củng cố quyền lực Lạm dụng để khai thác quyền lực

Việc TTKT có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế

khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.)

LUẬT CẠNH TRANHTS. Phạm Trí Hùng TS. Phạm Trí Hùng Khái quát chung

- Pháp luật cạnh tranh là trụ cột của pháp luật kinh tế công

- Luật cạnh tranh được coi là Hiến pháp của nền kinh tế thị trường.

Các cách tiếp cận

- Từ phía Nhà nước: nghiên cứu Luật cạnh tranh dưới góc độ hoạt động cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh, làm sao đi vào trật tự

- Từ phía doanh n ghiệp: v/d: các chương trình khuyến mại của công ty có vi phạm luật cạnh tranh không? v/d: 19 doanh nghiệp bảo hiểm họp ở Phan Thiết, thống nhất mức phí bảo hiểm xe cơ giới � vi phạm Luật cạnh tranh (đây là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh). V/d: chi nhánh của các công ty bảo hiểm tại Khán hHòa đã họp nhau, thống nhất mức phí bảo hiểm thân thể cho học sinh � vi phạm. V/d: Công ty sữa có được quyền yêu cầu đại lý sữa chỉ được độc quyền bán hàng cho công ty đó thôi không? Có vi phạm Luật cạnh tranh không?

- Từ phía người nghiên cứu: nắm được dấu hiệu của hành vi, khi nào hành vi là vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh. V.d: mì Tiến Vua, quảng cáo là sợi vàng

tươi vì không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, hành vi này có vi phạm Luật cạnh tranh không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào.

Nội dung

- Chương I: Những vấn đề chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh - Chương II: Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh

- Chương III: Pháp luật chống hành vi hạn chế cạnh tranh - Chương IV: Thủ tục tố tụng cạnh tranh.

Chủ yếu nghiên cứu dấu hiệu của hành vi, nếu vi phạm thì xử lý như thế nào.

V/d: 3 công ty Mobile phone, Viettel, Vinaphone tăng cước 3G từ 50,000 lên 70,000, có vi phạm Luật cạnh tranh hay không.

Tài liệu tham khảo

- Giáo trình Pháp luật cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại, Trường Đại học Luật TPHCM, 2012

- Luật Cạnh tranh và văn bản hướng dẫn thi hành

o Luật cạnh tranh

o Nghị định 16

o Nghị định 05 (thay thế bằng nghị định 08/2015)

o Nghị định 06

o Nghị định 71

- Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006

- Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn, Phân tích và luận giải các quy định của Luật cạnh tranh vềl ạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006

- …

Đề thi (60 đến 75 phút)

Gồm 3 phần

- Câu 1: 4 câu nhận định Đúng, Sai. Giải thích

- Câu 2: câu lý thuyết tự luận: phân tích/ so sánh/ trình bày: Vd: Trình bày & phân tích các căn cứ xác định thị trường liên quan theo Luật cạnh tranh năm 2004

- Câu 3: Bài tập tình huống: đưa ra một tình huống trong thực tiễn: Hành vi nói trên của công ty có vi phạm luật cạnh tranh không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào? (Chú ý: Người ta không hỏi quy trình xử lý, mà chỉ nêu hình thức xử lý: giống như là ở Luật hình sự, định tội danh, khung hình phạt)

3 câu, trả lời Đúng/ Sai, giải thích tại sao.

CHƯƠNG I.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH1. Lý luận về cạnh tranh 1. Lý luận về cạnh tranh

(Cạnh tranh là gì. Tại sao phải có Luật cạnh tranh) 1.1.Khái niệm cạnh tranh

(Khi trả lời 1 câu hỏi, thì phải xác định bối cảnh của câu hỏi). V.d: Trong lớp học thì có sự cạnh tranh theo nghĩa xã hội; trong khu rừng rậm, giữa các động vật có sự cạnh tranh sinh tồn. Về khía cạnh kinh tế, pháp lý

Dưới góc độ kinh tế học- pháp lý

Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình (Từ điển kinh doanh Anh, 1992)

Cạnh tranh là sự chạy đua của các thành viên của một thị trường hàng hóa, sản phẩm cụ thể nhằ mlôi kéo ngày càng nhiều khách hàng, thị phần trên thị trường

- Hành vi: Ganh đua

- Chủ thể của hoạt động cạnh tranh là doanh nghiệp (tổ chức, cá nhân kinh doanh). Chú ý: chủ thể của hoạt động cạnh tranh là doanh nghiệp nói chung, chứ không cần phải là thương nhân (có đăng ký hoạt động kinh doanh).

- Mục đích: nhằm giành cùng một loại khách hàng, thị phần trên thị trường

V/d: doanh nghiệp A xây trụ sở to hơn doanh nghiệp B ở bên cạnh, chưa phải là hành vi cạnh tranh, vì có sự ganh đua, nhưng chưa thỏa mãn tiêu chí mục đích.

V/d: 1 cửa hàng kinh doanh điện thoại di động & 1 cửa hành kinh doanh điện thoại bàn có cạnh tranh với nhau hay không? Ở đây, có sự ganh đua giữa các chủ thể là doanh nghiệp. (Sau này sẽ học Lý thuyết về việc xác định thị trường sản phẩm liên quan). Kiểm tra khả năng thay thế giữa điện thoại bàn & điện thoại di động. 2 loại điện thoại này là khác nhau, chức năng của nó là khác nhau � không cạnh tranh. Tương tự vậy, cửa hàng bán xe máy và cửa hàng bán xe đạp thì không cạnh tranh với nhau.

� Như vậy, chúng ta cần phải xem xét đến khả năng thay thế sản phẩm.

V/d: cửa hàng phở và cửa hàng bún là cạnh tranh với nhau. Nhưng quán cà phê và cửa hàng phở lại không cạnh tranh với nhau. Nếu như cửa hàng phở dèm pha với cửa hàng bún, thì xử lý theo Luật cạnh tranh, nhưng nếu cửa hàng phở dèm pha với quán cà phê, thì xử lý theo Luật dân sự.

Cạnh tranh có từ bao giờ

Thời phong kiến không có cạnh tranh với nghĩa như trên, vì phương thức sản xuất thời phong kiến là tự cung, tự cấp, sản phẩm đủ dùng. Cạnh tranh gắn liền với phương thức sản xuất công nghiệp, gắn liền với tư bản chủ nghĩa, gắn với cơ chế thị trường. Ở Liên Xô trước đây, dưới thời xã hội chủ nghĩa, phương thức sản xuất hành chính, quan liêu, bao cấp, phương thức sản xuất kế hoạch hóa, cũng không có cạnh tranh theo nghĩa như trên.

Cạnh tranh chỉ xuất hiện với những tiền đề kinh tế và pháp lý cụ thể. Cạnh tranh chỉ có thể xuất hiện trong điều kiện của cơ chế thị trường, nơi mà cung cầu là khung xương vật chất, giá cả là diện mạo và cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường.

Ý nghĩa của cạnh tranh

- Trong mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh

- Cạnh tranh là môi trường và động lực của sự phát triển

- Cạnh tranh thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn giành khách hàng, thì phải giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ �khuyến khích sự phát triển của khoa học công nghệ. V/d điển hình về kết quả của cạnh tranh là điện thoại di động. Quá khứ, điện thoại di động kích thước cồng kềnh � đến thời điểm hiện tại, có đa dạng các nhãn hàng, kiểu dáng…

- Cạnh tranh là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa quan hệ xã hội: V.d: trong bối cảnh cạnh tranh, cần tuyển những người có khả năng làm việc, thay vì tuyển dụng dựa trên các mối quan hệ như trước đây.

Đặc điểm của cạnh tranh

1.2. Các hình thức tồn tại của cạnh tranhDựa vào vai trò điều tiết của nhà nước Dựa vào vai trò điều tiết của nhà nước

- Cạnh tranh tự do: không có sự can thiệp của nhà nước. Dựa trên học thuyết về “Bàn tay vô hình” của Adam Smith. Trong lịch sử loài người, đã có lúc, ở Mỹ, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cho thị trường tự do cạnh tranh. Dẫn đến hậu quả là Đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1930. Cạnh tranh tự do

- Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước: hình thái phổ biến. Là hình thái thị trường của các nền kinh tế thị trường hiện đại xuất hiện khi nhân loại chuẩn bị bước vào thế kỷ 20. Quyền lực Nhà nước xuất hiện để khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, để bảo vệ tự do cạnh tranh…

- Cạnh tranh hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường, trong đó cả người mua và người bán đều cho rằng các quyết định mua và bán của họ không ảnh hưởng gì thị trường. Tuy nhiên, không thể có cạnh tranh hoàn hảo lý tưởng như vậy

- Cạnh tranh không hoàn hảo: chính là hình thái phổ biến của thị trường. Khi nhà sản xuất có thể chi phối giá cả của mình trên thị trường. Cạnh tranh không hoàn hảo thường dẫn đến sự tập trung kinh tế mà đỉnh cao của nó là độc quyền – bao gồm độc quyền và độc quyền nhóm

- Độc quyền: Độc quyền nhóm, v/d: sản xuất lắp ráp ô tô, hàng không. Độc quyền tự nhiên (hình thành tự nhiên - ở một số ngành đặc biệt phải duy trì tình trạng độc quyền ở mức độ nhất định để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng và duy trì chi phí sản xuất xã hội ở mức độ hợp lý), v/d: điện, nước; độc quyền nhân tạo, v/d:

Dựa vào tính lành mạnh của hành vi và tác động của chúng đối với thị trường

- Cạnh tranh lành mạnh: v/d: đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, hạ giá bán hàng hóa trên cơ sở đổim oới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, liên tục đổi mới phương thức giao tiếp với khách hàng…

- Cạnh tranh không lành mạnh: v/d: tung tin nói xấu đối thủ.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w