Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 81 - 83)

- Đối với vụ việc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh căn cứ vào kết luận điều tra chính thức ra quyết định xử lý vụ việc.

3. Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

Các hình thức xử phạt chính trong Luật Cạnh tranh là cảnh cáo và phạt tiền

Ngoài ra, Luật Cạnh tranh còn quy định các hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả

Khoản 1, Điều 118 Luật Cạnh tranh

- Lần đầu tiên áp dụng biện pháp phạt tiền theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh

- Có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm

Quy định cụ thể

- Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2014 (thay thế Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh)

Mức phạt tiền đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp, mức phạt tiền có thể lên tới 200 triệu đồng; hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, mức phạt tiền đến 30 triệu đồng; hành vi ép buộc trong kinh doanh, mức phạt tiền có thể từ 50 triệu đồng đến 150 triệu đồng; hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng…

- Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 150 triệu đồng; hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, từ 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng; hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng; hành vi vi phạm quy định về bán hàng đa cấp, mức phạt tiền từ 20 triệu đồng lên đến 200 triệu đồng…

- Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo vi phạm

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

- Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Các biện pháp khắc phục hậu quả

- Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trường. V/d: Vinapco � yêu cầu tách thành Vinapco Miền Bắc, Vinapco Miền Trung, Vinapco Miền Nam - Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã

mua. V/d: trường hợp tập trung kinh tế mà không thông báo, Cục Quản lý Cạnh tranh bắt buộc chia tách

- Cải chính công khai: V/d: trường hợp dèm pha doanh nghiệp khác, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáo so sánh trực tiếp, quảng cáo sai sự thật… � cải chính công khai

- Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh. V/d: trường hợp ép buộc trong kinh doanh, thỏa thuận áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác, lạm dụng vị trí thống lĩnh để áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác

- Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm

Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh

- Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi khác vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền xử phạt tiến hành phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Lần đầu tiên xử lý hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Ngày 1/09/2006, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây đã bị Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý hành chính với tổng số tiền phạt là 10,5 triệu đồng về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm hành chính về SHCN.

- Hành vi chỉ dẫn sai về việc sản phẩm, dịch vụ có yếu tố được bảo hộ quyền SHCN theo điểm b, khoản1, Điều 6, Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về SHCN vì đã gắn dấu hiệu ® lên vỏ hộp dù nhãn hiệu không được bảo hộ, mức phạt riêng cho hành vi này là 500 ngàn đồng.

- Hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình và của doanh nghiệp khác nhằm mục đích cạnh tranh theo điểm a, khoản 2, Điều 30, Nghị định 120 và Điều 130 Luật SHTT, mức phạt riêng cho hành vi này là 10 triệu đồng.

Câu hỏi

Khi nhận được kết quả điều tra từ cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh phải tổ chức phiên điều trần để xem xét về kết quả điều tra để ra quyết định xử lý vụ việc

Sai

Một phần của tài liệu Ôn tập luật cạnh tranh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w