- Không phải là hiểu biết thông thường
3. Thủ tục miễn trừ
Tại sao pháp luật cạnh tranh cho hưởng miễn trừ: Tuy xét về hình thức, một số hành vi tập trung kinh tế và một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đã cấu thành đủ các dấu hiệu để kết luận là vi phạm Luật Cạnh tranh nhưng không có nhiều tác động tiêu cực đồng thời có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
3.1. Đối tượng áp dụng thủ tục miễn trừ
+) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đáp ứng một trong các điều kiện nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng.
+) Các trường hợp tập trung kinh tế đáp ứng một trong hai điều kiện là:
- Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; V.d: EVN Telecom sáp nhập vào Viettel
- Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ, kỹ thuật, công nghệ. V/d: 2 công ty khoan dầu khí ở Việt Nam sáp nhập với nhau. v/d: một số doanh nghiệp Việt Nam sáp nhập lại với nhau để trở thành doanh nghiệp lớn, thị phần trên 50% nhằm cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
3.2. Thẩm quyền xem xét và quyết định cho hưởng miễn trừ
- Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc miễn trừ đối với việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ;
- Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét, quyết định việc miễn trừ đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và trường hợp tập trung kinh tế còn lại được miễn trừ theo Luật cạnh tranh
Chú ý: Hồ sơ thì gửi Cục Quản lý cạnh tranh. Cục Quản lý cạnh tranh có thẩm quyền thụ lý, thẩm định hồ sơ và đề xuất ý kiến để người có thẩm quyền quyết định.
V/d: Mobiphone & Vinaphone thỏa thuận với nhau hạ giá cước � thẩm quyền xem xét và quyết định cho hưởng miễn trừ thuộc về Bộ trưởng Bộ Công thương
V/d: Mobipohone & Vinaphone xin được sáp nhập với nhau � thẩm quyền xem xét và quyết định cho hưởng miễn trừ thuộc về Thủ tướng Chính phủ.
3.3. Thủ tục thực hiện