- Không phải là hiểu biết thông thường
PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH Khái niệm hạn chế cạnh tranh
Khái niệm hạn chế cạnh tranh
Luật Cạnh tranh Việt Nam không sử dụng khái niệm chống hay kiểm soát độc quyền, chống Tờ-rớt mà sử dụng khái niệm theo mô hình của Đức là “hạn chế cạnh tranh”.
Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh gồm 3 bộ phần:
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: v/d: 19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ họp ở Phan Thiết, thống nhất mức phí bảo hiểm xe cơ giới là 1.56%
- Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền: v/d: doanh nghiệp có vị trí độc quyền tăng giá
- Tập trung kinh tế: V/d: Sáp nhập, mua lại trong hệ thống bán lẻ. Bắt đầu có biểu hiện của hành vi, đưa ra mức chiết khấu cao khi bán hàng Việt…
Nếu sử dụng từ chống độc quyền, hay từ chống Tờ-rớt thì không bao hàm được hết. (Tờ rớt: v/d: Vua dầu mỏ Mỹ hình thành các Tờ-rớt trong ngành dầu mỏ. Hoặc CGV hình thành Tờ-rớt giữa Cty Sản xuất phim & Cty chiếu phim).
Vấn đề độc quyền hành chính
- Mọi hành vi vì mục tiêu độc quyền hóa, hạn chế cạnh tranh hình thành từ hành vi của những chủ thể khác như các hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam và các cơ quan công quyền… không nằm trong cách hiểu Điều này. V/d: Ngân hàng Nhà nước thống nhất mức lãi suất
- Luật Cạnh tranh không dự liệu vấn đề độc quyền hành chính.
Phân biệt hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Nội dung cơ bản để phân biệt hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh là ảnh hưởng của chúng đối với mức độ cạnh tranh trên thị trường thông qua đối tượng mà chúng xâm hại cũng như hậu quả do chúng gây ra.